Phóng viên Báo Hòa Bình điện tử phỏng vấn kỹ sư của Nhà máy xi măng Hòa Bình tại công trường.
(HBĐT) - Tròn 20 năm tái lập tỉnh cũng là tròn 20 năm Báo Hòa Bình được tái lập. Chặng đường 20 năm qua đã ghi lại nhiều dấu ấn khó quên trên bước đường phát triển của cơ quan Báo Đảng bộ tỉnh.
Khi ấy, Báo Hòa Bình được chia tách từ Báo Hà Sơn Bình, trở về với 4 cựu binh là cố nhà báo Bùi Tiến Thịnh và các nhà báo Bùi ỉnh, Lê Thưởng, Trần Sĩ Thập - những người đặt nền móng xây dựng cơ quan Báo Hòa Bình thời kỳ tái lập. Trước những bộn bề khó khăn chung, sau một thời gian ngắn sắp xếp, ổn định tổ chức, Báo tuyển lớp cán bộ, phóng viên đầu tiên là các cộng tác viên đã thường xuyên gắn bó, cộng tác trước đó như: Đinh ổn, Hà Đức Nam, Nguyễn Minh Tuấn, Tào Khánh Hưng, Đồng Hưng, Duy ủy, tiếp đến là lớp các cử nhân văn khoa Bùi Văn Tưởng, Đào Thị Thinh, Nguyễn Khánh Vân Trụ sở làm việc được tọa lạc tại số 76 thuộc khu chuyên gia, thường được gọi với cái tên đồi 79. Khu nhà 4 tầng rộng thênh thang vừa là chỗ làm việc, vừa là nơi ăn ở của cán bộ, phóng viên nhưng cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí hết sức khó khăn. Cả cơ quan chỉ có 1 chiếc máy chữ, 1 máy ảnh chụp phim đen trắng hiệu Pratica, 1 máy Zenit của Nga. Phương tiện thông tin liên lạc cũng chỉ có 1 máy điện thoại 4 số gọi qua Tổng đài Sông Đà. Ngoài chiếc xe u-oát làm phương tiện phục vụ cho hoạt động công vụ của cơ quan, thì xe đạp và xe khách là phương tiện chủ yếu của phóng viên khi đi cơ sở, mỗi chuyến đi tác nghiệp thường phải mất từ 3 - 5 ngày. Ngày đó, Báo mới chỉ ra 4 trang và phát hành tuần 2 kỳ vào thứ tư và thứ bảy, với số lượng phát hành trên 1.000 tờ/kỳ. Phóng viên sử dụng loại giấy A4 có màu xám đen để viết tin, bài, sau khi nộp Ban biên tập xem được duyệt đăng mới chuyển qua đánh máy chữ. Đều đặn tuần 2 lần, báo được chuyển xuống Hà Nội chế bản và in ấn, một cán bộ được cử theo sát từ khâu sửa mo rát, in ấn đến khi báo ra lò. Sau đó thuê xích lô chở báo ra xe khách đem về Hòa Bình phát hành. Vất vả, khó khăn, thiếu thốn trăm bề nhưng với tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết với nghề, đội ngũ cán bộ, phóng viên đã chung sức, đồng lòng, nỗ lực hết mình để các số báo, những đứa con tinh thần luôn được phát hành đúng kỳ, kịp thời đưa đến độc giả những thông tin về tình hình KT-XH của tỉnh, phản ánh đời sống, tâm tư của đồng bào, nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Đến nay, Báo Hòa Bình đã có sự phát triển vượt bậc. Từ đồi 79 trụ sở Báo đã được chuyển xuống khu trung tâm hành chính của tỉnh bên dòng sông Đà, dưới chân Tượng đài Bác Hồ bên công trình thủy điện Hòa Bình. Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động nghiệp vụ báo chí không ngừng được nâng cao, hiện đại, từng bước đáp ứng yêu cầu hoạt động báo chí trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Tất cả các khâu từ viết tin, bài, chế bản hiện đều đã được số hóa, làm việc trên máy vi tính, điều kiện tác nghiệp hiện nay so với thời kỳ đầu có thể ví như một trời, một vực. Báo phát hành một tuần 4 kỳ vào thứ hai, thứ tư, thứ sáu và chủ nhật, gồm 8 trang với lượng phát hành mỗi kỳ từ 5.000 - 6.000 tờ, được cung cấp đến tận các chi bộ thôn, xóm, khu dân cư trong toàn tỉnh và trao đổi với các tỉnh bạn trong nước. Luôn chú trọng nâng cao chất lượng nội dung, đổi mới hình thức tạo sự hấp dẫn, thu hút bạn đọc. Từ tháng 3/2011, các trang 1 và 8 Báo Hòa Bình đều được in 4 màu. Đặc biệt, từ cuối tháng 12/2006, Báo Hòa Bình điện tử chính thức được phát hành lên mạng internet trở thành phương tiện truyền thông hữu ích, thông dụng, là cầu nốichuyển tải thông tin phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH của tỉnh đến với cả nước và quốc tế. Số lượng người truy cập hiện đạt trên 32 triệu lượt người thuộc hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Lớp cán bộ thời kỳ đầu đã có người nghỉ hưu, có người chuyển công tác, có người đã mất. Nhiều người đã trưởng thành nắm giữ những trọng trách quan trọng, vị trí chủ chốt trong công tác lãnh đạo. Các lớp thế hệ trẻ tiếp nối đã góp phần xây dựng lực lượng cán bộ, phóng viên ngày càng vững mạnh, có trình độ. Cùng góp sức làm cho tờ báo ngày càng hấp dẫn hơn cả về nội dung và hình thức, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của độc giả.
Đã là "cánh" chuyên viết mảng văn hóa có thâm niên, chắc hẳn mỗi nhà báo đều có những kỷ niệm qua các lần tiếp xúc với "cánh" nghệ sĩ. Và có lẽ, nhà báo sẽ hiểu rõ hơn đông đảo công chúng về bệnh "chảnh" của các "sao."
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lớp bồi dưỡng "Nghệ thuật múa dân gian" năm 2011. Tham dự lớp học có 36 học viên thuộc các trung tâm văn hóa - thông tin - thể thao của các huyện, thị xã, thành phố và các trung tâm văn hóa học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Thanh Lam đã chia sẻ rất thẳng thắn cái nhìn của chị về Uyên Linh: Tôi nghĩ Uyên Linh là một người rất may mắn... Nếu ở năm sau chưa chắc các bạn thí sinh đã có được may mắn này. Thiên thời địa lợi là như vậy”.
Thanh Thúy, thí sinh được xem là “ứng cử viên” sáng giá của cuộc thi “Bước nhảy hoàn vũ” năm nay bất ngờ bị loại trong liveshow diễn ra tối 19-6 tại Vũng Tàu. Cô và bạn nhảy Alex đã không thành công khi thể hiện điệu Rumba trên nền nhạc “My heart will go on”
Là nhân tố quan trọng trong quá trình xã hội hóa xuất bản, trải qua 7 năm được công nhận chính thức, những nhà làm sách tư nhân đã ghi đậm dấu ấn của mình trong sự phát triển chung của nền xuất bản Việt Nam, đồng thời cũng tạo nên những sự nghi ngại về vai trò tích cực trong quá trình xây dựng một nền xuất bản tiên tiến.
(HBĐT) - Chưa bao giờ phong trào quần vợt ở phố núi lại phát triển rầm rộ đến thế. Người người, nhà nhà đua nhau tập luyện. Bấy lâu nay chỉ quen với cây cung, chiếc rìu, giờ thấy mọi người hăm hở sáng sáng, chiều chiều ra sân, Thạch Sanh cũng háo hức.