Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến đời sống văn hoá, phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc bản địa Tây Nguyên. Ngoài việc cho khôi phục lại nhiều sinh hoạt văn hoá dân gian, hàng trăm nhà văn hoá cộng đồng (NVHCĐ) cũng đã được đầu tư xây dựng ở hầu khắp các buôn làng Tây Nguyên. Thế nhưng việc quản lý, sử dụng các NVHCĐ hiện nay còn rất lãng phí…

 

Tây Nguyên hiện nay, NVHCĐ thường được thiết kế làm theo 2 hình thức. Với Gia Lai, Kon Tum là những tỉnh có đông đảo đồng bào dân tộc, Gia Rai, Ba Na, Giẻ Triêng... thì nhà cộng đồng được mô phỏng hình thức nhà rông. Còn Đắc Lắc, Đắc Nông - nơi có nhiều đồng bào dân tộc Ê Đê, M’nông sinh sống - nhà cộng đồng được mô phỏng theo hình thức nhà dài. Chỉ riêng Đắc Lắc, từ năm 2000 đến nay đã được Nhà nước đầu tư xây dựng 540 NVHCĐ. Bình quân mỗi nhà cộng đồng được đầu tư từ 100 – 150 triệu đồng; tính chung, cả tỉnh đã đầu tư cho chương trình này trên 60 tỉ đồng. Nếu tính cả Tây Nguyên thì tổng số vốn đầu tư cho NVHCĐ lên tới hàng trăm tỉ đồng.

Nhà văn hoá cộng đồng ở Sa Thầy (Kon Tum). Ảnh: Đ.B.T
Nhà văn hoá cộng đồng ở Sa Thầy (Kon Tum). Ảnh: Đ.B.T

Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhưng vẫn ưu tiên đầu tư cho xây dựng NVHCĐ hàng trăm tỉ đồng, thể hiện Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Tây Nguyên, muốn tạo thêm những điều kiện thuận lợi để đồng bào tổ chức tốt hơn các sinh hoạt cộng đồng, khôi phục và phát huy bản sắc văn hoá cổ truyền độc đáo, qua đó làm phong phú thêm nền văn hoá Việt Nam hôm nay...

Thế nhưng, việc quản lý, sử dụng các NVHCĐ hiện nay ở hầu hết các buôn làng đang rất lãng phí, hiệu quả thấp. Cái chung nhất: Hiện nay các NVHCĐ ở Tây Nguyên đơn giản chỉ là nơi họp làng, mỗi năm vài lần, rồi sau đó đóng cửa im thin thít, có nơi để trẻ em, thanh niên càn quấy tụ tập nghịch ngợm, có nơi để cho trâu bò nghỉ ngơi, thậm chí dê, chó leo vào sàn ỉa đái tự do. Việc quản lý NVHCĐ cũng khá tùy tiện, nơi giao cho trưởng làng, nơi giao cho già làng, nơi lại giao cho đoàn thanh niên... Hầu hết những người được giao quản lý NVHCĐ không có kiến thức về nghiệp vụ quản lý văn hoá ở cơ sở, không biết làm gì, tổ chức sinh hoạt như thế nào. Mặt khác, NVHCĐ cũng đang bị “rỗng ruột”, nhiều nơi chỉ được đầu tư cái “vỏ” (cái nhà không thôi), mà không có các thiết bị bên trong. Gần đây ở Đắc Lắc nhiều huyện, thành phố, thị xã đã đầu tư thêm cho NVHCĐ các thiết bị âm thanh, một số tranh, ảnh trang trí... đã phần nào làm cho NVHCĐ đỡ hiu quạnh hơn.

Tuy vậy, theo chúng tôi để phát huy được hiệu quả thiết thực của các NVHCĐ hiện nay ở Tây Nguyên, điều quan trọng nhất là phải đào tạo, bồi dưỡng được những cán bộ biết quản lý NVHCĐ ở cơ sở. Cách làm là, mỗi buôn làng chọn một vài thanh niên có trình độ, có năng khiếu và yêu thích hoạt động văn hoá gửi về huyện hoặc tỉnh để đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản, thiết thức nhất cho họ. Mỗi lớp mở ít nhất là ba tháng. Từ năng khiếu, lòng yêu thích và kiến thức đã được trang bị, cùng với một chế độ phụ cấp phù hợp, họ sẽ biết làm gì để các NVHCĐ hiện nay không lãng phí.

 

                                                                                     Theo Bao LĐ

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục