Ca sĩ Trường Bắc - Trưởng nhóm nhạc Phương Bắc tâm sự cảm xúc khi thể hiện nhạc phẩm của Trung tướng, nhà văn Hữu Ước: “Chính vì yêu thích, nên chúng tôi đầu tư nhiều cho các bài hát sẽ thể hiện, dù đã nhiều lần chúng tôi cống hiến cho khán giả. Mỗi lần biểu diễn, chúng tôi lại được tiếp xúc với khán giả mới và điều đó luôn làm nên cảm xúc mới cho chúng tôi.”.
Sự trở lại với âm nhạc của Trung tướng, nhà văn Hữu Ước sau hơn 3 năm "im ắng" được đánh dấu bằng một đêm nhạc "Hữu Ước - Dệt nắng bên đời" do Đài Truyền hình VTC tổ chức. Lựa chọn nhà văn Hữu Ước là một chân dung âm nhạc, có thể thấy được sự đánh giá cao của những người làm chương trình với tác giả làm âm nhạc "tay ngang" này.
Không khó để hiểu được sự tin cậy ấy, bởi những ca khúc sẽ biểu diễn trong chương trình, đều được chọn lọc từ số lượng không nhỏ các ca khúc mà nhà văn Hữu Ước sáng tác trong những năm qua - những ca khúc ra đời trong khoảnh khắc lắng sâu nhất, chân thật nhất của tâm hồn, tình cảm. Thêm vào đó, chương trình hội tụ nhiều ngôi sao âm nhạc được công chúng mến mộ. Sau đây là tâm sự của một số nghệ sĩ trước giờ biểu diễn.
Ca sĩ Trường Bắc - Trưởng nhóm nhạc Phương Bắc: Cảm xúc luôn tươi mới mỗi lần biểu diễn
PV: Có vẻ như nhóm nhạc Phương Bắc rất có duyên với nhiều chương trình nghệ thuật do Báo CAND tổ chức và những đêm nhạc của nhà văn Hữu Ước. Chỉ đơn giản là vì công việc, hay còn có "cơ duyên" nào đây?
Ca sĩ Trường Bắc: Có lẽ do cái "duyên" thật, nên ngay lần đầu, khi nghe nhà văn Hữu Ước hát bài "Chúng tôi người nghệ sĩ", nhóm Phương Bắc đã rất thích thú. Nội dung ca khúc viết cho chung các nghệ sĩ, chứ không riêng ai. Vì thế, dù là ca sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ… đều vẫn cảm thấy bóng dáng mình trong đó. Thế là nhóm quyết định xin nhà văn Hữu Ước bài hát này để biểu diễn. Sau khi nhóm hát, tất cả những người nghe đều thích. Sáng tác của người không chuyên có sự mộc mạc, hồn nhiên và điều đó làm nên nét trong sáng riêng có.
Nhóm nhạc Phương Bắc. |
PV: Anh có thể nói chi tiết hơn cho bạn đọc biết về những mới lạ và độc đáo mà nhóm Phương Bắc sẽ mang đến chương trình "Hữu Ước - Dệt nắng bên đời" qua ca khúc "Chúng tôi người nghệ sĩ"?
Ca sĩ Trường Bắc: Trước đây, các Nghệ sĩ Nhân dân: Thế Anh, Đoàn Dũng, Trần Tiến, Doãn Châu, Trần Hiếu, Trọng Khôi, Quang Thọ đã biểu diễn bài này với một phong cách riêng, như bằng những chiêm nghiệm của các nghệ sĩ có tuổi, còn nhóm Phương Bắc lại biểu diễn với phong cách trẻ trung hơn, cả về trang phục lẫn lối thể hiện. Chúng tôi muốn mang đến cho khán giả một sự thú vị. Vì thế, xin tạm nói như vậy, còn mọi thứ sẽ được giữ bí mật cho đến lúc biểu diễn.
PV: Nhóm đã diễn thành công khá nhiều tác phẩm của nhà văn Hữu Ước. Anh có thể nói gì về những ca khúc đó?
Ca sĩ Trường Bắc: Có một điều là, ca từ trong các bài hát của nhà văn Hữu Ước khá hay, ngôn ngữ xúc tích, cô đọng như sự chắt lọc từ đời sống tâm hồn của người nghệ sĩ. Cần biết rằng, nhiều nhạc sĩ viết nhạc tốt, nhưng vốn ca từ lại không được phong phú, mới thấy được, ca từ là một thế mạnh của nhà văn Hữu Ước bởi vốn văn hóa giàu có của ông. Các ca khúc đều ca ngợi tinh thần chung của cái đẹp, chứ không phải cho riêng một người nào, hay ngành nào. Âm nhạc của anh cũng đa dạng: khi lại trẻ trung, sôi nổi, bừng bừng khí thế như "Hãy đốt lên ngọn lửa…", lúc thì bình yên, trữ tình như "Lời hò hẹn cuối cùng" v.v…
Nhiều khi, ngồi một mình, ngẫm ngợi về những giai điệu và ca từ trong bài hát, chính bản thân tôi còn thấy xốn xang. Cũng chính vì yêu thích, nên chúng tôi đầu tư nhiều cho các bài hát sẽ thể hiện, dù đã nhiều lần chúng tôi cống hiến cho khán giả. Mỗi lần biểu diễn, chúng tôi lại được tiếp xúc với khán giả mới và điều đó luôn làm nên cảm xúc mới cho chúng tôi.
PV: Xin cảm ơn anh!
Ca sĩ Bùi Lê Mận: Cố gắng thể hiện những rung động mãnh liệt mà tác giả gửi gắm
Lần đầu được tham gia một chương trình âm nhạc riêng của Trung tướng, nhà văn Hữu Ước, Lê Mận rất vui và cả tự hào. Vì các chương trình nghệ thuật do Báo CAND, hay Trung tướng, nhà văn Hữu Ước tổ chức, thường có qui mô lớn và tầm ảnh hưởng rộng, được công chúng quan tâm. Do đó, cũng là cơ hội cho ca sĩ thể hiện và được khán giả biết đến nhiều hơn.
Khi tập luyện ca khúc "Một câu hò sông Hương", Lê Mận càng thêm ngạc nhiên, vì không thể nghĩ một vị tướng thuộc một chuyên ngành tưởng như khô khan, với những nguyên tắc cứng nhắc của pháp luật, vậy mà lại rất lãng mạn và tình cảm, khi đã có một bài hát về Huế sâu lắng đến thế.
Bằng chứng là ca từ trong bài hát đẹp, còn âm nhạc rất giàu cảm xúc, khá chuyên nghiệp, mang âm hưởng miền Trung đậm nét. Lê Mận từng ngỡ ngàng khi lần đầu tiên tiếp cận với ca khúc "Một câu hò sông Hương" vì khó có thể nghĩ đó là tác phẩm của một tác giả không chuyên. Với Lê Mận, đây là một nhạc phẩm khá hoàn hảo, vì thế, Lê Mận thêm lo lắng là không biết mình có thể hiện hết được những rung động mãnh liệt mà tác giả gửi gắm hay không.
Trước đây, Lê Mận đã hát nhiều ca khúc nổi tiếng và của các nhạc sĩ chuyên nghiệp, đây là lần đầu, Lê Mận biểu diễn một sáng tác của Trung tướng, nhà văn Hữu Ước. Dẫu nhà văn Hữu Ước không phải là một nhạc sĩ chuyên nghiệp, nhưng anh lại có nhiều bài hát nổi tiếng, vì thế, được cộng tác với anh là điều nhiều ca sĩ mong muốn. Lê Mận cũng thế.
Với tình cảm trân trọng đó, Lê Mận dành thời gian tập luyện khá kỹ càng ca khúc mình sẽ biểu diễn trong chương trình "Hữu Ước - Dệt nắng bên đời". Hy vọng, nếu chưa nói hết được những cảm xúc mà "Một câu hò sông Hương" chứa đựng, thì cũng được gửi đến công chúng giọng hát của mình qua một ca khúc hay của một vị tướng trong lực lượng Công an.
Các nghệ sĩ, ca sĩ sẽ tham gia chương trình: Nhạc sĩ, NSƯT Phạm Ngọc Khôi, NSƯT Thanh Lam, NSƯT Đức Long, NSƯT Mai Hoa, NSƯT Ngọc Khang, Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương, Tấn Minh, Ngọc Anh, Minh Lương, Lê Mận, Nhóm Con gái, Nhóm Phương Bắc. 15 ca khúc chọn lọc do Trung tướng, nhà văn Hữu Ước sáng tác, sẽ được biểu diễn trong chương trình "Hữu Ước -Dệt nắng bên đời": - Vỉa hè Hà Nội Đêm nhạc "Hữu Ước - Dệt nắng bên đời" là chương trình chân dung âm nhạc số 17, do VTC TV thực hiện: - Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Kim Trung |
Theo CAND
(HBĐT) - Tối ngày 20/6, phòng VH – TT, Hội Phụ nữ huyện Tân Lạc đã phối hợp với các xã Quy Hậu, Mãn Đức, Tử Nê và thị trấn Mường Khến tổ chức đêm giao lưu văn nghệ chào mừng thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016.
Khi nói đến sự phát triển của một cây bút viết văn hay làm báo nổi tiếng, người ta luôn quan tâm đến thời đại mà tác giả đó sống. Theo giáo sư Hà Minh Đức - vị giáo sư đầu ngành về nghiên cứu văn học và báo chí của nước nhà thì "những thập niên đầu của thế kỷ 20 là thời kỳ hưng thịnh của văn học và của báo chí Việt Nam."
"Đồng nghiệp thân yêu ơi, rồi ai còn ai mất/ Trang viết chắt từ tim sống mãi với muôn đời" - thi sĩ, nhà báo Lê Cảnh Nhạc chia sẻ trong một bài thơ chân thành và tâm huyết được ông viết nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Lần đầu tiên trong một dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà thơ Lưu Trọng Lư, di sản đồ sộ của ông mới được nhìn nhận và đánh giá đúng. Ông không chỉ là một nhà thơ, nhà viết kịch, mà trước hết, ông còn là một nhà văn, một nhà văn từng bị "lãng quên".
Chiều 20-6 đã khai mạc triển lãm ảnh “Đối mặt với ma túy” của nhà nhiếp ảnh Phạm Hoài Thanh nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế phòng chống Ma túy 25-6.
Trong cơ cấu xã hội hóa xuất bản hiện nay, Nhà xuất bản (NXB) đóng vai trò quyết định là tấm lọc cuối cùng trước khi xuất bản phẩm đến tay bạn đọc. NXB chịu trách nhiệm trước pháp luật và người dân về chất lượng xuất bản phẩm. Thế nhưng trên thực tế, vai trò của các NXB hiện nay đang ngày càng giảm...