Ông Quách Đức Rưỡng ôn lại những năm tháng tham gia đội du khích kháng Nhật tại chiến khu Mường Khói.

Ông Quách Đức Rưỡng ôn lại những năm tháng tham gia đội du khích kháng Nhật tại chiến khu Mường Khói.

(HBĐT) - Chúng tôi trở lại chiến khu Mường Khói trong những ngày mùa thu tháng 8 lịch sử. 66 năm đã trôi qua, nơi đây, màu xanh no ấm trải rộng. Cuộc sống đang đổi thay từng ngày nhưng có lẽ truyền thống cách mạng như con suối Re mát lành ngấm sâu vào lòng đất và câu chuyện về chiến khu, những ngày tháng 8 lịch sử sẽ mãi đi theo bao thế hệ con cháu người dân nơi đây.

 

Được sự chỉ dẫn của những cán bộ xã ân Nghĩa, chúng tôi ngược con đường 12 B, quay trở lại thị trấn Vụ Bản, tìm đến gia đình ông Quách Đức Rưỡng, nguyên Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn, một trong những thanh niên đầu tiên giác ngộ cách mạng và tham gia đội du kích bảo vệ chiến khu Mường Khói. Nhớ lại những năm tháng hào hùng ấy, ông Rưỡng như trẻ lại, đôi mắt long lanh đôi khi ngấn nước khi nhớ về những đồng chí, đồng đội. Là con trai của cụ Quách Hy -  một quan lang tiến bộ, 17 tuổi, chưa một ngày vất vả nhưng chính những lần ngồi nghe bố và các đồng chí cách mạng nói chuyện, tinh thần yêu nước, căm thù giặc đã ngấm sâu vào người thanh niên trẻ Quách Đức Rưỡng. Được giác ngộ, ông đã tuyên truyền cho những người bạn, đồng đội của mình tin theo cách mạng. Dưới chế độ lang đạo hà khắc, nhân dân khắp nơi sôi sục ý chí căm thù giặc, chính vì vậy, ngay khi được tuyên truyền, nhân dân đã nhanh chóng xây dựng quê hương mình thành chiến khu cách mạng, nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Thành lập đội khu kích bảo vệ chiến khu và mở trường “Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu” đón nhiều cán bộ các tỉnh về theo học. “Những ngày đầu tháng 8, khi lệnh tổng khởi nghĩa cấp tốc được đưa về chiến khu Mường Khói lúc nửa đêm, chúng tôi nhanh chóng tập hợp anh em tự vệ cứu quốc, huy động quần chúng nhân dân. Đội quân khởi nghĩa nhanh chóng hình thành. Với lực lượng ấy, chúng tôi đã sát cánh bên nhau, hướng theo cờ đỏ sao vàng vẫy gọi” - ông Rưỡng nhớ lại.

 

66 năm đã trôi qua, giờ đây, ngôi nhà truyền thống đang được tu sửa khang trang, đẹp đẽ hơn, ông Rưỡng rất vui, ông nói: Từng ngày, tôi đều thấy những thay đổi trên quê hương mình, thay đổi thấy rõ nhất là sự học, ngày xưa, đời sống nhân dân tối tăm, không mấy ai biết chữ, nhà ai có con đi học xa gửi thư về có khi chạy cả xóm để nhờ người đọc hộ nhưng nay,  con em ân Nghĩa ngày càng tiến bộ.

 

Để khẳng định cho sự đổi thay  của quê hương, ông Bùi Văn Nô, Phó Chủ tịch UBND xã ân Nghĩa phấn khởi cho biết: Năm nay, bà con vừa thu hoạch một vụ mùa bội thu với năng suất lúa đạt 64,4 tạ/ha, ngô đạt 70 tạ/ha. Mức bình quân lương thực đạt 500 kgù/người/năm, thu nhập bình quân đạt 8,5 triệu đồng/người/năm. 100% con em ân Nghĩa được đến trường đúng độ tuổi, được tiếp cận với các dịch vụ y tế, chất lượng cuộc sống được nâng cao. Có được kết quả đó, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đã phát huy sức mạnh đoàn kết, tương thân - tương ái, xóa đói - giảm nghèo, ổn định cuộc sống.

 

Chia tay chiến khu Mường Khói, khi những trai gái đất Mường đang nô nức chuẩn bị cho ngày hội bóng chuyền, giao lưu văn hóa được tổ chức tại xã để kỷ niệm ngày cách mạng tháng 8, những gì đã để lại trong tâm trí chúng tôi về những con người nơi đây thật sâu sắc. Đó không chỉ là những con người cần mẫn, chịu khó mà còn là những chàng trai, cô gái mạnh mẽ, sôi nổi sẵn sàng tiến quân vào khoa học, tri thức để xây dựng quê hương cách mạng ngày càng đổi mới.

   

 

                                                                              Phương Linh

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục