“Thơ trẻ - dòng chảy và công chúng” là chủ đề các nhà thơ đi trước cùng những tác giả trẻ có dịp chia sẻ kinh nghiệm và hiểu nhau hơn tại Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 8.

Nhà thơ Bằng Việt nhận định, thơ đang có sự cách tân từ đóng góp của nhiều tác giả trẻ, “nhân buổi họp mặt hôm nay, tôi mong muốn chúng ta sẽ đi cùng một đường nhằm định danh “dòng chảy” văn học đương đại và trách nhiệm công dân của người sáng tác”.

Hành trang nào cho người viết trẻ?

Hành trang không thể thiếu của các nhà thơ trẻ để vững vàng tham gia dòng chảy nghiệt ngã của nghệ thuật và đời sống - đó chính là tri thức, trong một trong những kiến thức quan trọng là lý luận phê bình.

Điểm đáng chú ý tại buổi hội thảo này là các nhà thơ lớp trước luôn chăm chú lắng nghe ý kiến của các bạn trẻ.

Cây bút trẻ Hoàng Chiến Thắng muốn gửi gắm những ý niệm của bản thân: “Người bắt đầu hành trình của mình khi tìm đúng hướng và đi thẳng sẽ bắt gặp lại chính mình ở cuối hành trình. Tưởng như suôn sẻ, nhưng quá trình nhận diện được mình là một hành trình lửa, con đường đầy những gian nan”. Những người viết trẻ phải va đập, dấn thân và phải thử lửa, lửa ở trong tất cả những trạng huống, trong đời sống vật chất và tinh thần.

Lâu nay, nhiều người viết trẻ vẫn thường mang mặc cảm rằng các nhà thơ lớp trước không hiểu mình. Như để trả lời cho băn khoăn này, nhà thơ Vũ Quần Phương chia sẻ: “Tôi cho rằng sự tìm tòi thật đáng khích lệ. Sẽ có người tìm thấy, có người tìm chưa thấy. Nhưng, chúng ta càng quý mến những người tìm chưa thấy ấy, vì hành trình của họ còn ở phía trước”.

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, người cầm bút, đặc biệt với người trẻ lại càng không thể đứng ngoài cuộc. Tác giả trẻ Nguyễn Phong Việt bày tỏ: Tôi không ngại khi nói rằng, những tác phẩm của tôi chủ yếu được xuất bản trên mạng. Và ở đó, tôi có cơ hội thể hiện cá tính qua từng câu chữ mà không ngần ngại khi bộc lộ cảm xúc cá nhân quá nhiều… Thậm chí, khi viết tôi cũng đã có không ít lần nghĩ rằng những người đọc trên mạng liệu họ có thích hoặc đồng cảm với những gì tôi viết không? Cũng như nhiều tác giả khác, tôi cũng nghĩ đến người đọc của mình chứ không chỉ viết những gì tôi thích mà không quan tâm người khác nghĩ gì!

Còn tác giả trẻ Trương Hồng Tú lại thẳng thắn: Chúng tôi là thế hệ trẻ có may mắn được tiếp cận với công nghệ, nhưng không vì thế mà lạnh nhạt với văn chương. Chúng tôi coi công nghệ, internet như một phương tiện để truyền tải những tâm tư cũng như tác phẩm của mình. Internet còn là một mảnh đất màu mỡ để mỗi người cầm bút có thể khai thác.

Và, trách nhiệm công dân…

Nhà thơ trẻ Quân Tấn tâm sự: “Bàn về công chúng của thơ bây giờ, tôi xin chia sẻ, thời gian đầu mỗi khi tôi làm xong một bài thơ, tôi liền đọc cho ba mẹ tôi và những người làm ruộng ở quê tôi nghe, tôi thấy họ vui lên một chút. Rồi tôi biết đến internet và có một số người biết đến tôi. Lúc này, tôi nghĩ tôi cần phải chọn ai? Và, tôi đã có cách lựa chọn, không bao giờ quên viết cho những người dân quê tôi chân lấm tay bùn, nhưng tôi cũng sẽ viết cho những người bạn trên mạng. Cái “hành trình lửa” kia, tôi sẽ không hề né tránh, mà tình nguyện lao vào kể cả phải thành tro.”

Nguyễn Danh Lam và Trần Hoàng Thiên Kim có chung ý kiến: “Nếu chúng ta không biết sống, chia sẻ ngay với những người thân yêu ruột thịt thì làm sao có thể chia sẻ với xã hội, xa hơn là nhân loại. Đó cũng là ý thức về trách nhiệm công dân”.

Nhiều bạn viết trẻ cùng chung quan niệm, để thơ đến được với công chúng, đến một cách tự nhiên, trước hết những sáng tác phải đến được với những người gần gũi với mình nhất, sau đó mới bay cao bay xa hơn.

“Cái mới là cái cần quan tâm, cần được ghi nhận. Nhưng cái mới để đến với công chúng tôi thấy là rất khó, lúc này, vai trò của những nhà lý luận phê bình rất quan trọng. Để hướng đến công chúng tôi nghĩ cần phải có đội ngũ thẩm định tác phẩm.” - Nhà thơ trẻ Lê Hưng Tiến chia sẻ.

Trả lời câu hỏi về quan hệ giữa tác giả và tác phẩm, nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng: Nếu như làm thơ mà thấy thơ đã vận vào mình thì đấy là bạn đã thành công trong sáng tác. Ông nhớ đến nhà thơ Lê Đạt từng nói: “Đừng có đi tìm cảm hứng, mà hãy ngồi vào bàn suy nghĩ, suy nghĩ... đầy chán nản. Khi nào vật ngã sự chán nản thì lúc đó có thơ”.

Trong sáng tạo nghệ thuật, đúng là không ai có thể dạy được người khác viết như thế nào, bởi mỗi người một cá tính, một phong cách riêng; nhưng người đi trước có thể chia sẻ kinh nghiệm với thế hệ trẻ, người viết trẻ phải tự trang bị tri thức, phông văn hóa cho mình để nuôi dưỡng tài năng.

Như vậy, với một người sáng tác văn học mà không trang bị cho mình lý luận cũng giống người độc hành đứng trước mênh mông. Còn người sáng tác văn học mà nắm chắc kiến thức lý luận thì giống người mắt sáng, họ nhìn thấy rất nhiều con đường, rất nhiều vết chân và họ quyết định tìm cho mình một con đường riêng chưa ai đặt chân đến. Họ biết chắc rằng nếu đi trên con đường ấy sẽ đầy chông gai và nhọc nhằn nhưng họ tin ở cuối con đường, tin ở giọt mồ hôi cuối cùng sẽ có nhiều phát hiện. Nhà sáng tạo, lúc này, giống như chàng xạ thủ bắn trúng mục tiêu mà không cần dùng tên nỏ vẫn trăm phát trăm trúng.

                                                                                  Theo ND

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục