Lần đầu tiên, một chương trình gồm 6 tiểu phẩm cả hài kịch và chính kịch đều là những câu chuyện về các chiến sĩ quân đội được Đoàn kịch 2 Nhà hát (NH) Tuổi trẻ dàn dựng. Nói như trưởng đoàn - NSƯT Chí Trung - đây là một cách để các anh biểu lộ tấm lòng “góp đá xây Trường Sa”.

Khoảng chục năm trở lại đây, seri hài kịch Đời cười, Phố cười với hơn chục chương trình đã làm nên thương hiệu hài kịch của NH Tuổi trẻ. Dẫu không phải chương trình nào cũng xuất sắc, nhưng nó cũng đáp ứng được nhu cầu giải trí của đông đảo công chúng trong bối cảnh hoạt động biểu diễn SK chưa có nhiều vở diễn hay.

Mạnh bạo và liều lĩnh, từ 2 năm nay, NSƯT Chí Trung đã “nhảy ra” đấu thầu rạp Thanh Niên (đảo hồ Thiền Quang) 2 tối cuối tuần thứ sáu và thứ bảy. Được thì ăn cả, ngã thì bán nhà vì tất cả đều từ tiền túi mà ra. Biết là vậy nhưng ông bầu Chí Trung cùng tập thể nghệ sĩ Đoàn 2 vẫn quyết tâm. Địa điểm thuận lợi là một chuyện, nhưng chương trình không hay, không hấp dẫn và cách tiếp thị không hiệu quả thì cũng khó lòng kéo khán giả ra khỏi những ngôi nhà đầy đủ tiện nghi nghe nhìn. Những ngày đầu nhập cuộc, ông bầu và các nghệ sĩ chạy đôn đáo khắp nơi, được cái, gương mặt đã thành thương hiệu của Chí Trung và ăn nói được tiếng là có duyên cũng dễ dụ khán giả. Bây giờ thì người xem đã bắt đầu quen với điểm diễn ở rạp Thanh Niên của ông bầu Chí Trung. Những Học giả, tri ân; Giao thông cười; Ai sợ ai; Đàn ông cũng khóc… được tung hứng bởi NSƯT Chí Trung, Vân Dung, Đức Khuê, NSƯT Ngọc Huyền, Kim Oanh, Hiệp gà… cũng đã khiến khán giả nghiêng ngả cười trong khán phòng lộng gió trên hồ. Đây có thể coi là mô hình SK xã hội hóa (XHH) đầu tiên ở miền Bắc hoạt động hiệu quả theo kiểu mô hình SK XHH phía Nam của bà bầu Hồng Vân, ông bầu Huỳnh Anh Tuấn, Hoài Linh…

Đổi mới, lạ và hấp dẫn luôn là tiêu chí của các đoàn nghệ thuật, với các đơn vị nghệ thuật XHH càng là chuyện sống còn. Chương trình Nụ cười chiến sĩ gồm những câu chuyện về người lính, lúc hài hước, dí dỏm, lúc sâu lắng, cảm động là cách muốn đổi món thưởng thức cho khán giả. Nguyên cớ của ý tưởng này thật ngẫu nhiên, nhưng cũng đầy tính nhân văn. NSƯT Chí Trung kể rằng, vào tháng 8/2011, đoàn mang chương trình Đời cười đi Trường Sa biểu diễn nhưng vì biển động nên không ra đảo được. Thế là đoàn diễn 4 buổi phục vụ các chiến sĩ ở Vùng 4 Hải quân. Các chiến sĩ cổ vũ rất nồng nhiệt. Tình cảm đó khiến các nghệ sĩ trong đoàn quyết tâm sẽ làm một chương trình nghệ thuật riêng với những câu chuyện về chính những người lính, đặc biệt là những người lính đảo. Thế là cóp nhặt những câu chuyện trên báo chí, truyền hình, chắt lọc những chi tiết trong đời sống, Đinh Tiến Dũng (GS. Cù Trọng Xoay) cùng tác giả Thu Anh đã xây dựng chùm kịch Nụ cười chiến sĩ gồm 6 tiểu phẩm do NSƯT Chí Trung đạo diễn.

Một chương trình chuyên về đời sống người lính nên không chỉ đòi hỏi biên kịch, đạo diễn mà cả nghệ sĩ biểu diễn cũng phải có những am hiểu nhất định về tâm tính người lính trong đời sống cũng như trên thao trường. Đó là điều mà những người làm chương trình trăn trở khi cường điệu để thành những tiểu phẩm hài nhưng lại vẫn đảm bảo phản ánh được đặc thù công việc và cuộc sống của họ. Trong Nụ cười chiến sĩ, người xem được “tếu táo” cùng các chiến sĩ trẻ trong giờ tập bắn súng và ném lựu đạn (Chuyện vui nơi thao trường), rồi vô cùng thú vị với câu chuyện nhầm lẫn người yêu của chàng lính đảo (Thơ tình lính biển). Những mối tình kiểu này thì đặc chất lính – mối tình qua những bức thư nên đã dẫn tới sự nhầm lẫn người yêu giữa bà mẹ và cô con gái. Đặc biệt ở Chuyện thật nơi đảo xa, bằng những trò diễn hóm hỉnh, người xem được hòa vào niềm vui của người lính khi đón đứa con đầu lòng chào đời ngay trên đảo. Lồng vào 2 tiểu phẩm mang màu sắc chính kịch, các tác giả cũng muốn cùng người xem đi vào những góc khuất của người lính. Đó là câu chuyện của Đại đội trưởng Quân (Quê nhà) luôn đau đáu với công việc, dường như ông quên cả việc chăm sóc người thân và cả chính mình. Trong khi đó, một chiến sĩ trẻ mới nhập ngũ thì luôn nghĩ đến chuyện vào bộ đội để thăng quan tiến chức và cậu đã có những hiểu sai về thủ trưởng. Chỉ khi chứng kiến người chỉ huy qua đời, cậu mới hiểu và lấy đó làm tấm gương để mình phấn đấu. Rồi người xem rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh bà mẹ (Trái tim người lính) ra bến tàu nhờ anh bộ đội vào tới TP.HCM thì hãy giả làm con trai bà đánh điện về nhà, bởi con bà đã mất, nhưng người cha đang ốm nặng vẫn hằng ngày mong ngóng tin con. Người lính trẻ lẽ ra chưa lên đường vì đang kỳ nghỉ phép để cưới vợ nhưng anh đã quyết định lên tàu vào Nam để thực hiện nguyện vọng của bà...

Theo NSƯT Chí Trung, Nụ cười chiến sĩ chỉ là phần mở đầu cho kế hoạch dài hơi của NH dành cho những người lính, đặc biệt là lính đảo Trường Sa.

 

                                                                          Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục