Sau Bộ Y tế đổ trách nhiệm “để dịch tay chân miệng lan rộng là do … truyền thông”, đến lượt Bộ VH,TT&DL đổ trách nhiệm về vi phạm trong lĩnh vực văn hóa cho… báo chí! Điều kỳ quặc này đã xảy ra tại cuộc họp ngày 1/6 vừa qua.

 

Tình trạng ăn mặc phản cảm, hát nhép, gây scandal thời gian gần đây đã trở thành “vấn nạn” gây bức xúc dư luận, đến mức chỉ trong vòng nửa tháng, Bộ VH,TT&DL phải liên tiếp tổ chức 2 cuộc họp với các cơ quan quản lý, đơn vị tổ chức, nghệ sĩ, để tìm giải pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng này. Đây là động thái đáng hoan nghênh của Bộ VH,TT&DL. Tuy nhiên, việc chỉ ra nguyên nhân chính để có giải pháp tháo gỡ, có vẻ như còn có sự  “nhầm lẫn”. Bởi theo ý kiến tổng kết cuộc họp, thì trong các nguyên nhân gây nên những hiện tượng không lành mạnh trên, điều đầu tiên được nhắc đến là truyền thông và giải pháp đầu tiên để chấm dứt vi phạm cũng là truyền thông không đăng bài, ảnh về những hiện tượng trên. Trong khi đó, các nguyên nhân thuộc về “nội lực” của ngành Văn hóa thì đứng tít mãi cuối xa xa.

Trước hết, không phủ nhận có một số tờ báo, chủ yếu là báo mạng, cố tình câu khách bằng những “chiêu trò” đưa scandal rẻ tiền, hay ảnh “nóng” của một số ca sĩ, nghệ sĩ, người mẫu, nhằm tăng lượng người đọc. Còn lại, tuyệt đại đa số các báo đều có chính kiến, phê phán những việc thiếu lành mạnh trong môi trường văn hóa. Cũng vì thế, cơ quan quản lý mới biết được vi phạm xảy ra, thay vì tự phát hiện và xử lý, dù ngành Văn hóa có một đội ngũ hùng hậu từ Trung ương đến địa phương. Rõ ràng, truyền thông là kênh thông tin quan trọng để các nhà quản lý văn hóa biết được những “ung nhọt” của mình để “điều trị”.

Vì thế, phải thẳng thắn nhìn nhận: Để xảy ra hàng loạt vi phạm về ăn mặc phản cảm, hát nhép, chính là do công tác quản lý bị  buông lỏng. Điều này cũng được chính Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ Anh Tuấn khẳng định. Làm sao vi phạm không diễn ra khi trong các buổi tổng duyệt, cơ quan quản lý vắng mặt? Đặc biệt, nếu vướng mắc xin phép tổ chức biểu diễn ở địa phương, có thể “chạy” lên Trung ương xin sẽ được, như chương trình của Chế Linh đã từng là tâm điểm của dư luận. Sau khi cấp phép, tổng duyệt, có mấy chương trình được hậu kiểm, hay thanh, kiểm tra? Hầu hết các vi phạm đều do báo chí phát hiện, chứ cơ quan quản lý Nhà nước có tự phát hiện ra không? Hay có phát hiện ra nhưng đã không được xử lý vì những “lý do” rất “khách quan”? Có những chương trình được cấp phép biểu diễn khiến dư luận không thể không đặt câu hỏi về động cơ của người phê duyệt…

Để ca sĩ ăn mặc hở hang biểu diễn thế này là trách nhiệm của… báo chí?

Bên cạnh đó, còn nguyên nhân nữa mà các đại biểu ngành Văn hóa đã chỉ ra là mức phạt quá nhẹ và văn bản pháp luật chưa hoàn thiện. Nhưng để hoàn thiện văn bản, hay nâng mức phạt, chả lẽ báo chí cũng phải có trách nhiệm làm tham mưu, đề xuất với ngành, cơ quan chức năng chăng?

Khi những vi phạm diễn ra ở mức độ đáng phê phán, chúng ta có quyền đặt câu hỏi: việc buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng là do sự “dễ dãi”, do năng lực cán bộ, hay còn cả những điều “khó nói” phía sau? Tiếc rằng, câu hỏi này đã tuyệt không có trong cả 2 cuộc họp mà Bộ VH,TT&DL tổ chức vừa qua.

Chúng tôi đã thật sự ngạc nhiên khi thấy ngành văn hóa “đá” quả bóng trách nhiệm về “dịch bệnh” trong môi trường văn hóa sang cho báo giới, những người đã phản ánh sự thật để cảnh báo cơ quan quản lý, cũng như định hướng dư luận. Vì vi phạm ở bất cứ lĩnh vực nào, thì trách nhiệm xuyên suốt vẫn thuộc về ngành chủ quản. Báo chí chỉ là người phản ánh khi vi phạm đã diễn ra, chứ không phải và không thể là người tạo nên chúng.

Đẩy “quả bóng” trách nhiệm sang báo giới chỉ chứng tỏ chưa có sự nghiêm túc nhận trách nhiệm của những người có trách nhiệm. Bởi nếu truyền thông có vai trò tuyệt đối như thế, Chính phủ đâu cần các bộ chuyên ngành làm gì!

 

                                                               Theo CAND

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục