Trong ngày hội ở Mường Thàng, dàn cồng chiêng tấu lên những âm điệu trầm hùng mang hồn thiêng của núi rừng, vang vọng đất trời.

Trong ngày hội ở Mường Thàng, dàn cồng chiêng tấu lên những âm điệu trầm hùng mang hồn thiêng của núi rừng, vang vọng đất trời.

(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Dân, Trưởng phòng VH-TT huyện Cao Phong cho biết: Cồng chiêng Mường Thàng mang trong mình những giá trị văn hóa đặc sắc được bảo tồn và lưu giữ đến ngày nay.

 

Toàn huyện hiện có trên 1.000 chiếc cồng chiêng, nhiều xã còn giữ được từ vài chục đến vài trăm chiếc chiêng cổ. Từ xa xưa cồng chiêng đã là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Hiện 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có đội cồng chiêng, nhiều xã thành lập được đội cồng chiêng ở các xóm, bản, đội cồng chiêng của người cao tuổi, phụ nữ, thanh niên… hoạt động thường xuyên nhằm duy trì, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống hiện đại.

 

Để hiểu rõ hơn về cồng chiêng, chúng tôi tìm gặp nghệ nhân Đinh Thanh Mẻo ở xã Dũng Phong. Tuổi đời ngoài 60, nghệ nhân ĐinhThanh Mẻo đã có gần 30 năm gắn bó với cồng chiêng. Nghệ nhân cho biết: Ngày xưa chiêng là vật quý, thiêng liêng được mỗi gia đình gìn giữ cẩn thận. Chiêng được mang ra đánh trong ngày hội làng, dịp lễ tết, cầu mùa… vang lên những âm thanh linh thiêng vang vọng núi rừng, chỉ có lớp người cao tuổi mới biết sử dụng, biết đánh chiêng. Sau đám hội, chiêng được lau chùi cẩn thận và treo lên cao. Vì là vật quý nên trẻ con cũng không được chơi, ngịch. Khi còn bé ông thường theo các ông, bà đi đánh chiêng nhưng cũng không được cầm chiêng đánh. Năm 1976 ông rời quân ngũ về công tác ở xã. Năm 1985 ông làm trưởng ban văn hóa xã. Cũng từ đó ông có điều kiện đi sâu vào nghiên cứu văn hóa công chiêng, sưu tầm các bài chiêng cổ. Mặc dù không biết đánh chiêng từ bé nhưng nhưng những ngày theo chân ông bà đi đánh chiêng đã ngấm vào ông những giai điệu trầm hùng, bùng binh rộn rã. Từ nghe mọi người đánh tập theo, rồi tự tìm tòi nghiên cứu học hỏi thêm ông đã nhuần nhuyễn, thuần thục với tay chiêng, tay cùi.

 

     

Nghệ nhân Đinh Thanh Mẻo luôn nhiệt tình, tâm huyết với việc truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

 

Theo nghệ nhân Đinh Thanh Mẻo, một dàn chiêng cổ có 12 chiếc. Ngoài ý nghĩa về âm nhạc, dàn chiêng 12 chiếc còn mang ý nghĩa tượng trưng cho 12 tháng trong năm, mỗi chiếc chiêng mang một âm sắc riêng biệt. Sự hòa âm của từng chiếc chiêng là âm hưởng của 12 tháng, hội tụ những ý nghĩa đặc biệt thiêng liêng trong đời sống văn hóa của người Mường. Ngày nay dàn chiêng có thể đông hơn, tiếng chiêng càng lớn âm càng vang xa. Ở Mường Thàng có 2 bài chiêng đặc trưng nhất là “Đi đường” và “Lộn áng còn”. Bài “Đi đường” theo phường bùa đi chúc Tết, bài “Lộn áng còn” đánh cổ vũ cho các đôi nam thanh, nữ tú chơi ném còn mỗi độ xuân về. Đáng quý là trước đây chỉ có các ông, các bà mới biết đánh chiêng thì nay nhiều bạn trẻ đã yêu thích và biết đánh cồng chiêng. Những năm 1990 là thời kỳ văn hóa cồng chiêng bị mai một, nhiều gia đình bán, đổi cồng chiêng, thời gian đó tiếng cồng chiêng ít được vang lên. Từ năm 2000, việc bảo tồn, khôi phục văn hóa cồng chiêng được coi trọng, nhiều người đã theo học đánh chiêng, nhiều gia đình không còn chiêng đã đi mua chiêng mới. Nghệ nhân Đinh Thanh Mẻo đã nhiệt tình chỉ bảo cho những ai muốn học cồng chiêng, từ việc dạy cách chọn sao cho được chiếc chiêng tốt cho đến cách cầm, cách đánh đúng điệu để chiêng phát ra âm thanh hay nhất, vang nhất. Đến nay thì trên địa bàn xã Dũng Phong xóm nào cũng có đội cồng chiêng, riêng xóm Bãi Bệ I của nghệ nhân Đinh Thanh Mẻo có đội cồng chiêng với hơn 40 tay chiêng. Những ngày lễ tết, hội hè, khắp bản trên, xóm dưới vùng trung tâm Mường Thàng lại vang lên những âm thanh trầm hùng, bay bổng vang vọng núi rừng, réo rắt gọi mời, thúc giục mọi người mau mau vào hội.

 

Tích xưa kể lại rằng, rất lâu, lâu lắm rồi, từ thời nào cũng không nhớ rõ nữa, tiếng cồng chiêng là những âm thanh “thần bí” phát ra khi vô tình chạm vào các nhũ đá trong hang động, lâu dần được con người chế tác và hoàn thiện thành nhạc cụ bằng kim loại như bây giờ. Tiếng chiêng là hồn phách của xứ Mường, vang khắp rừng, khắp núi ngân lên sức sống của người Mường, tiếng chiêng linh thiêng như lời sấm dậy, trở thành vật thiêng tượng trưng cho sự phồn thịnh của xã hội Mường... Trong đời sống văn hóa, cồng chiêng được trân trọng lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau như một vật gia bảo. Mỗi nhịp cồng, hồi chiêng trầm hùng được các thế hệ con cháu xứ Mường gióng lên là đong đầy hồn thiêng của đất Mường, niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương và sự tiếp nối văn hóa truyền thống. Không chỉ đơn thuần là một thứ âm thanh phát ra từ một loại nhạc cụ mà tiếng chiêng trở thành thứ âm thanh mang hồn thiêng của núi rừng, là tiếng của lòng người, là ngôn ngữ để giao tiếp với trời, đất, thánh thần, tổ tiên cầu mong cho người người được yên vui, thịnh vượng. Cồng chiêng theo phường bùa mang may mắn đầu năm đến tận cửa mọi nhà. Cồng chiêng chúc phúc cho đôi uyên ương trong ngày cưới. Cồng chiêng thành kính đưa người về cõi “Mường ma”. Cồng chiêng thúc giục nhà nhà đến chia vui lễ cơm mới… Mang đậm dấu ấn văn hóa cồng chiêng từ ngàn đời nay, vào mỗi dịp lễ tết, hội hè, cả vùng đất Mường Thàng lại âm vang, xốn xang trong tiếng chiêng, tiếng cồng. Âm điệu trầm hùng, vang vọng đất trời nhưng cũng hết sức sâu lắng ấy hàm chứa trong đó cả một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, tươi khỏe của con người và vùng đất Cao Phong.

 

 

                                                                                       Hà Thu

 

Các tin khác


Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục