Bán hàng ngay dưới biển “cấm bán hàng” tại lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2013.

Bán hàng ngay dưới biển “cấm bán hàng” tại lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2013.

(HBĐT) - Sau Tết Nguyên đán, nhiều lễ hội lớn, nhỏ diễn ra tại khắp các huyện, thành phố. Mở màn là lễ hội chùa Tiên (Lạc Thủy), đền Bờ (Cao Phong, Đà Bắc) khai hội từ ngày mùng 4 Tết. Tiếp đến là lễ hội Khai hạ (Mường Bi), đu Vôi (Lạc Sơn), chùa Hang (Yên Thủy), xên Bản, xên Mường (Mai Châu) và nhiều lễ hội nhỏ tại các xóm, bản khác. Các lễ hội nhỏ thường diễn ra từ 1 - 3 ngày. Các lễ hội lớn: chùa Tiên, đền Bờ kéo dài đến khoảng hết tháng 3 âm lịch.

 

Hòa Bình - mảnh đất có nền văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc. Mỗi dân tộc đều có những bản sắc riêng và hệ thống phong tục tập quán, tín ngưỡng phong phú. Sở VH-TT&DL đã tiến hành kiểm kê trong toàn tỉnh có 172 di tích danh thắng đưa vào danh mục bảo vệ, 39 di tích được công nhận cấp quốc gia, 22 di tích cấp tỉnh, 124 địa chỉ phong tục tập quán, tín ngưỡng. Trong đó có 36 lễ hội dân gian truyền thống của các dân tộc và chủ yếu diễn ra vào mùa xuân. Hoạt động lễ hội đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Với các chính sách khuyến khích bảo tồn các lễ hội truyền thống, một số lễ hội được nghiên cứu, phục dựng, duy trì, nâng cấp quy mô trong thời gian qua đã góp phần giữ gìn, phát huy và làm phong phú thêm cho hoạt động lễ hội trong tỉnh. Điển hình như các lễ hội: đình Xàm, đình Cổi, đu Vôi, mái đá làng Vành... Qua việc tổ chức các lễ hội, nhiều phong tục, tập quán, nét văn hoá tưởng chừng như đã bị mai một, thất lạc lại được tái hiện lại một cách sinh động và lưu truyền cho thế hệ mai sau.

 

Ông Đỗ Văn Hạnh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho rằng, công tác tổ chức lễ hội những năm gần đây dần đi vào nề nếp, có nhiều đổi mới tích cực, khai mạc đúng thời điểm nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân du xuân đầu năm an toàn, thoải mái. Các lễ hội phần lớn được xã hội hóa (XHH) bằng sự tham gia đóng góp của nhân dân. Điều đáng ghi nhận là phần lễ tại các nơi tổ chức lễ hội đều diễn ra trang trọng, lành mạnh. Phần hội với các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống: trình tấu cồng chiêng, hát thường rang, bọ mẹng, bản âm, hát đúm, đánh mảng, đánh đu, đi cà kheo... đã tạo ra những nét văn hoá lành mạnh thu hút đông đảo nhân dân, du khách tham gia. Các điểm diễn ra lễ hội được tu sửa, tôn tạo khang trang hơn. Bên cạnh đó, nhiều hạng mục công trình, tuyến đường giao thông tại các khu di tích, danh thắng cũng được nâng cấp, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho du khách. Công tác đảm        bảo ANTT - ATGT, vệ sinh môi trường, VSATTP đã được các địa phương, BTC lễ hội quan tâm. 

 

Để tránh những hiện tượng tiêu cực thường xảy ra trong lễ hội, trong kế hoạch công tác thanh - kiểm tra năm 2013, Sở VH-TT&DL đã xây dựng kế hoạch thực hiện. Đồng thời, chỉ đạo phòng VH-TT các huyện, thành phố tăng cường các công tác liên quan đến hoạt động lễ hội trên địa bàn. Thanh tra Sở phối hợp với các phòng nghiệp vụ tổ chức ký cam kết với BTC các lễ hội, chủ đền. Nhìn chung, với sự quan tâm của các lực lượng chức năng, ý thức tự giác của nhân dân, các lễ hội đã đem lại hiệu quả thiết thực, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, bản sắc văn hóa được tôn vinh, không để xảy ra các vi phạm lớn. Qua đó đã thu hút hàng triệu người dân, du khách tham gia.

 

Tuy nhiên, ở một số lễ hội vẫn còn tình trạng lạm dụng đặt nhiều hòm công đức được làm bằng kính trong suốt; còn hiện tượng rút thẻ, xem tướng số, tử vi... Mặc dù các đền, chùa đều có biển ghi rõ không thắp hương nhưng nhiều người vẫn thắp cả bó hương nghi ngút, vừa khói sặc sụa, vừa gây nguy cơ cháy, nổ. Cùng với đó, hiện tượng cúng bái, nhét tiền vào tay tượng Phật, ném tiền thật xuống nước vẫn diễn ra. Tại lễ hội Khai hạ (Tân Lạc) còn bày bán cả gươm, kiếm thật, khi hỏi có giá tới trên 1 triệu đồng/chiếc; hiện tượng bày bán hàng rong như xúc xích, bò bía, bánh... ngay dưới biển “Cấm bán hàng” do xã Phong Phú dán lên tường. Những món ăn này hoàn toàn không có tủ kính che đậy giữa hàng ngàn người qua lại, mất vệ sinh ATTP. Nhiều người đi lễ cho rằng, lễ hội mà như một hội chợ bán hàng tạp hóa. Tại lễ hội chùa Tiên (Lạc Thủy) vẫn còn cảnh ăn xin, mất cắp tiền và giấy tờ. Tại lễ hội chùa Chanh (Kim Bôi) là cảnh xả rác bừa bãi, bày bán băng đĩa nhạc không rõ nguồn gốc, trò chơi quăng vòng có thưởng.

 

Lễ hội - sinh hoạt văn hoá cộng đồng không thể thiếu trong đời sống của người dân. Việc tổ chức lễ hội còn tạo việc làm, thu nhập cho nhân dân địa phương, quảng bá bản sắc văn hóa, thúc đẩy du lịch phát triển. Vì vậy, việc loại bỏ những hạt sạn, nâng cao ý thức người đi lễ hội, đổi mới cách tổ chức và quản lý nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá phù hợp với nhu cầu phát triển là vấn đề quan trọng cần quan tâm trong những năm tới.

 

                                                                              Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục