Bìa cuốn sách

Bìa cuốn sách

Đó là tên một cuốn tiểu thuyết của tác giả Hà Mạnh đã tạo được sự quan tâm của công đồng. Nhiều người sẽ thắc mắc về cái tên của cuốn sách này. Tại sao 80 tuổi mà vẫn được gọi là cô gái? Lời giải đáp cũng chính là lý do cuốn sách được ra đời - dựa trên một câu chuyện có thật về cô gái 26 tuổi "hóa bà lão" ở Bến Tre, Việt Nam.

 

Đó là một câu chuyện dài, gồm có năm chương với năm bối cảnh khác nhau đều diễn ra trên đất nước Việt Nam. Xuất phát từ một khu phố giả tưởng có tên gọi là Giai Nhân ở Hà Nội, truyện kể về mối tình của Hạ An và Đông Phong - đôi tình nhân gặp lại nhau sau ba năm xa cách và đó cũng là khởi nguồn của mọi éo le, trắc trở không ai có thể lường trước được.

Xuất phát từ một bộ truyện viết trên mạng, nhiều độc giả theo dõi từng tập truyện qua mỗi tuần và cùng đưa ra phán đoán về diễn biến câu chuyện. Tuy nhiên, mọi tình huống xảy ra lần lượt đưa độc giả đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác. Cho đến thời điểm kết thúc tập truyện thứ 40, một cuộc tranh cãi nổ ra xoay quanh vấn đề lựa chọn cái kết không mãn nguyện theo số đông của tác giả Hà Mạnh. Tuy nhiên, trên thực tế, chương truyện thứ năm và cũng là chương cuối cùng không được đưa lên mạng mà nằm lại trong những trang bản thảo sẽ được phát hành vào cuối tháng 3/2013. Mọi thắc mắc, dự đoán và tranh cãi của độc giả chắc chắn có thể tìm được câu trả lời thỏa đáng trong ấn phẩm này.

Không dùng những chiêu trò như sex, đồng tính để câu khách, Cô gái U80 hấp dẫn độc giả từ khi nó còn là những trang bản thảo viết dở bởi mỗi tập truyện đem đến cho con người ta một góc nhìn, một quan điểm về cuộc sống từ những điều bình dị nhất. Độc giả có khi bức xúc, có lúc nóng mặt, lại có người bật cười hay rơi nước mắt qua mỗi trang viết... Nhưng tựu trung lại, đó đều là những cảm xúc chân thật bước ra cuộc sống, không xa rời thực tại và đọng lại nhiều trích dẫn đáng để suy ngẫm.

 

Trích blog truyện Cô gái U80

 

“Mấu chốt vấn đề là: Nếu bạn là một chàng trai, thử đặt mình vào vị trí của Phong – liệu bạn có tiếp tục yêu một người con gái khi cô ấy trông chẳng khác nào mẹ bạn, bất kể cô ấy có một tâm hồn đẹp đến đâu chăng nữa…?

Còn nếu bạn là một cô gái, bạn sẽ đủ dũng cảm đứng trước mặt tình yêu lớn của cuộc đời mình trong hình hài già nua, xấu xí để nói lên sự thật về căn bệnh không may mắc phải, kể cả bạn có yêu anh ta đến đâu chăng nữa…?

Thử tìm kiếm cách giải quyết vấn đề nan giải này trong Cô gái U80 để xem hai nhân vật chính đã xử sự thế nào. Không biết họ đã đúng hay là sai, bạn có thể đồng tình hoặc phản đối, hãy cứ xem như đây chỉ là một câu chuyện nhỏ góp phần phác thảo nên thế giới ngôn tình vốn dĩ đã vô cùng kỳ diệu và khó đoán của loài người”.

Tác giả của những câu chuyện tình từ U30 đến U80 này khi sáng tác mới 21 tuổi. Hà Mạnh sinh ngày 18/1/1991 và hiện tại đang là sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Càng khó tin hơn khi tác giả chia sẻ quá trình viết câu chuyện dựa trên chính trải nghiệm, vốn liếng sống ít ỏi của Hà Mạnh. “Tôi không biết cuộc đời bạn đã trải qua những chuyện gì mà giọng điệu nghiệt ngã đến thế?” – trích lá thư dài năm trang A4 một tác giả từng chia sẻ với Hà Mạnh sau khi theo dõi câu chuyện trên mạng.

 

Trích đoạn sách hay:

           

 Khi cô ấy cất tiếng hát, mọi bệnh nhân ở bệnh viện Hy Vọng cùng thả hồn mình hòa theo sự ngọt ngào, trong trẻo và cao vút của những cung bậc cảm xúc. Khi cô ấy cất tiếng hát, mọi thực khách ở tiệm cà phê Moca đều chăm chú lắng nghe đầy thích thú, không gian trở nên im lặng, nhường chỗ cho giọng ca hòa quyện cùng tiếng đàn piano. Khi cô ấy cất tiếng hát, mọi người trong lớp đại học cùng tựa lưng vào nhau, đung đưa bên ánh lửa bập bùng ngay bên cạnh bãi biển, cô thả hồn mình với tiếng đàn guitar, hát vi vu giữa bao la biển trời, giữa lòng người ấm áp, chân tình đến kỳ lạ…

- Hãy để cho anh được yêu em, dẫu thời gian còn lại của cuộc đời anh là dài hay ngắn... An ơi! Chỉ còn ba ngày nữa là ông trời sẽ cho anh câu trả lời... Liệu anh có còn được tiếp tục nhìn thấy em trên cuộc đời này hay không, An ơi... đừng buông tay anh!

Suy cho cùng, tình yêu cũng như một cỗ máy, người nào vận hành nhiều thì mau hỏng, người nào để xếp xó thì dễ mốc. Tình yêu có lúc cần lắng đọng, và con người hơn cỗ máy ở chỗ còn có trái tim. Lắng nghe trái tim nói để biết khi nào cần mở lòng mình và đón nhận: “Giờ đã là lúc mà thời gian để yêu - giờ đã là lúc sống giấc mơ đời mình”.

An mỉm cười, đôi mắt ướt nhòe bừng sáng nhìn về phía người đàn ông đối diện. Cô nhận ra gương mặt thân quen này, đôi lông mày rậm rạp này, đôi mắt cụp xuống và làn da khô này… Tất cả chính là người đàn ông trong giấc mơ nhỏ bé ngày nào, người mà cô luôn cố gắng hình dung và khao khát được một lần ôm vào lòng thật chặt, giữ mãi trong vòng tay nhỏ bé để không bao giờ tan biến như đám mây phù du giữa vòm trời đêm xa lắc.

Rạng sáng ngày mùng một Tết, mùi nhang trầm thoang thoảng đâu đó quanh đây. Có người cười, kẻ thì đã khóc. Có người cười ở bên ngoài để cố nén nỗi niềm sâu thẳm bên trong. Có người khóc sướt mướt nhưng mang một niềm thảnh thơi trong lòng vì dẫu sao cũng làm được một điều quý giá. Lau những giọt nước mắt lã chã lăn qua bầu má cô gái, ông Tân khẽ ôm cô vào lòng, vỗ về bằng tất cả sự yêu thương tưởng như đã héo khô trong con người ông từ lâu. Hóa ra, một người bình thường, không phân biệt xấu hay tốt, giàu hay nghèo, già hay trẻ - chỉ cần có một tâm hồn cũng đủ để trở thành kho báu vô giá với một ai đó.

Cuộc sống nhiều lúc giống như ngọn nến, có lúc tỏa sáng rực rỡ trong đêm đông giá lạnh, có lúc bấp bênh trước ô cửa sổ ngày gió mùa. Ai cũng nghĩ sợi bấc níu giữ ngọn lửa cho cây nến cháy sáng mãi mà quên mất rằng thiếu đi lớp sáp bên ngoài, sợi bấc cũng chỉ nhẹ tựa lông bông mà thôi. Ngọn nến trước gió vốn đã mong manh, nhưng dẫu có bị dập tắt, cũng vẫn là cây nến. Còn sợi bấc đứng một mình, chẳng những không thể cháy mãi, mà còn dễ dàng bị gió cuốn bay đi mất...

                                                        Theo NhavantpHCM

 

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục