Nhà sàn Thái cùng các nét văn hoá đặc sắc đang được người dân bản Lác (Chiềng Châu) nâng giữ, phát huy trong phát triển du lịch.
(HBĐT) - Sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá các dân tộc đã và đang là một nền tảng quan trọng để huyện Mai Châu đưa du lịch phát triển ở tầm vóc mới. Mỗi sản phẩm du lịch đều hàm chứa nét bản sắc văn hoá rất riêng và độc đáo của huyện.
Đó là sự hồi sinh trở lại của các lễ hội của dân tộc Thái, Dao, Mông như “Cầu mưa”, “Xên bản - xên mường”, “chá chiêng”, “gầu tào”. Nghề dệt thổ cẩm đang được khôi phục cả bề rộng và chiều sâu ở 137 xóm, bản. 5 di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh do Bộ VH - TT&DL được nhìn nhận đúng tầm; trong đó, 2 di tích hang Mỏ Luông, hang Chiều (thị trấn Mai Châu) đang được đầu tư, nâng cấp và từng bước được khai thác đúng hướng, thu hút khách du lịch. Văn hoá ẩm thực, văn nghệ dân gian, cùng các điểm du lịch văn hoá-sinh thái danh lam thắng cảnh đang có chỗ đứng nhất định trong bước phát triển của du lịch nơi đây (rừng đặc dụng K45, các khu nghỉ dưỡng sinh thái...) hay một khu trưng bày các hiện vật của Công ty bảo tồn và phát triển văn hoá Thái của “người mê văn hoá Thái” Kiều Văn Kiên... Nhưng các làng bản văn hoá, các điểm du lịch văn hoá nhà sàn mới là điểm nhấn độc đáo và hấp dẫn nhất ở Mai Châu. Sự nổi tiếng của bản Lác (xã Chiềng Châu), bản Văn, Pom Coọng (thị trấn Mai Châu) trong lòng du khách muôn phương và là “địa chỉ đỏ” trong hệ thống các “tour” du lịch của các đoàn khách khi đến Hoà Bình, khi đến Tây Bắc. Trong đó, bản Lác là điểm sáng trong bản đồ du lịch Việt Nam. Từng là điểm dừng chân của du khách từ rất sớm nhưng với dấu mốc năm 1993, huyện Mai Châu chính thức đề nghị UBND tỉnh cho phép du khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản, du lịch bản Lác chính là một “gợi ý” thúc đẩy ý tưởng của các cấp uỷ, chính quyền huyện trong việc nâng tầm du lịch huyện ngày càng “nên tấm, nên món”. Trong giai đoạn 2001-2010, Huyện uỷ Mai Châu đã ra nghị quyết số 03/2003/NQ-HU ngày 25/1/2003 về việc phát triển du lịch làng nghề huyện. Ngày 31/5/2011, trong nhiệm kỳ 2010-2015, Huyện uỷ Mai Châu đã có Nghị quyết 03-NQ/HU về phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Trong những mục tiêu cụ thể, có mục tiêu đến năm 2015, toàn huyện có 1 xã (Chiềng Châu) và 18 xóm, bản thành điểm du lịch cộng đồng. Cuối năm 2011, UBND huyện đã có đề án và quý I/2012 đã có kế hoạch thực hiện đề án phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015. Huyện cũng đã từng bước xây dựng quy hoạch mạng lưới phát triển du lịch huyện. Trong hàng loạt các hạng mục, điểm nhấn của bước phát triển này vẫn lấy điểm nhấn hội tụ đó là du lịch văn hoá xóm bản, với những dấu son từng có đó là bản Lác, Pom Coọng, bản Văn và các làng bản văn hoá mang đạm dấu ấn văn hoá Mai Châu. Trong quá trình thực hiện, huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong các cấp, ngành và toàn dân nhằm tạo nên sức mạnh chung. Cùng với sự đầu tư của huyện, Mai Châu coi trọng “xã hội hoá”, thu hút toàn dân làm du lịch.
Trong chuỗi các điểm đầu dừng chân ở Chiềng Châu, thị trấn, du khách đã đến nhiều các điểm khác như xóm Nhót (Nà Phòn), Bước (Xăm Khoè), Vặn (Piềng Vế), Xô (Nà Mèo), Cha Long, Đậu (Tòng Đậu), Chà Đáy, Xà Lĩnh (Pà Cò), Hang Kia (xã Hang Kia)... Anh Vì Văn Đội, cán bộ văn hoá xã Mai Hịch cho biết: tại xóm Hịch, được sự hỗ trợ của 1 tổ chức nước ngoài, 3 hộ đang có được những điều kiện tốt để làm du lịch như bản Lác (dịch vụ ăn nghỉ, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, nghề dệt truyền thống…) có thể đáp ứng tốt các nhu cầu của du khách… Những nét khởi sắc đó đã góp phần làm nên “bức tranh du lịch” Mai Châu ngày càng có nhiều màu sắc mới. Huyện hiện đã có 76 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và 27 cơ sở kinh doanh bán hàng phục vụ du lịch, trong đó, 65 nhà nghỉ cộng đồng tại các xóm, bản du lịch văn hoá đã tạo được “thương hiệu” có chất lượng. Năm 2012, Mai Châu đã đón 5.141 đoàn khách với 45.890 lượt người. Trong đó, khách trong nước có 2.847 đoàn (35.500 lượt người); khách quốc tế có 2.294 đoàn với 10.390 lượt người. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 8,5 tỷ đồng. Quý I/2013, Mai Châu đã đón 3.609 đoàn khách với 17.458 lượt người; tổng doanh thu đạt được từ du lịch đạt trên 2,7 tỷ đồng…Mai Châu đang có những nỗ lực, tạo sức bật cho du lịch văn hoá “cất cánh” góp phần đáng kể vào bước phát triển KT-XH chung của huyện.
Bùi Huy
(HBĐT) - Sáng 9/5, trường Mầm non Phương Lâm (TPHB) đã tổ chức hội thi “Bé với biển đảo quê hương” năm học 2012-2013. Dự hội thi có lãnh đạo UBND, phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Vừa qua, Phòng GD&ĐT và Huyện Đoàn Tân Lạc đã phối hợp tổ chức Hội thi tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện năm học 2012-2013. Dự hội thi có 17 giáo viên làm tổng phụ trách đội đến từ các trường tiểu học, THCS trong toàn huyện. Các thí sinh đã trải qua các phần thi: kiến thức và kỹ năng về sự hiểu biết tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, các phong trào và các cuộc vận động lớn của Đội, kỹ năng lập kế hoạch, xây dựng chương trình hoạt động Đội.
(HBĐT) - Ngày 4/5, tại hội trường Sở VH-TT&DL đã diễn ra hội nghị ký kết chương trình phối hợp giữa Sở VH-TT&DL với Hội LHPN tỉnh về thực hiện kế hoạch hành động thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và đẩy mạnh công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững giai đoạn 2013 – 2015; thực hiện “Năm gia đình Việt Nam”.
(HBĐT) - Ngày 3/5, Thành đoàn Hoà Bình đã tổ chức lễ kết nghĩa, giao lưu với Quận đoàn Cầu Giấy (Hà Nội). Tham dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn, thành phố Hoà Bình, quận Cầu Giấy cùng trên 100 cán bộ, ĐVTN 2 đơn vị.
(HBĐT) - Nghệ thuật trang trí của người Thái Tây Bắc rất phong phú và độc đáo, có tới trên ba mươi loại hoa văn, hoạ tiết, thể hiện sống động trên thổ cẩm, trang trí nhà cửa. Có thể nói mỗi người con gái Thái là một nghệ nhân tài hoa. Việc biết thêu thùa dệt vải được coi là tiêu chuẩn, là sự tất yếu cần phải có, “Nhinh hụ dệt phải, trái hụ san he”- Gái biết làm vải, trai biết đan chài.
* Hoa Kỳ vô địch DIFC 2013
Sau 2 ngày tranh tài với những màn diễn ngoạn mục, đặc sắc, điêu luyện và hoành tráng, tối 30-4, Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFC 2013) đã chính thức khép lại trong sự luyến tiếc của hàng vạn khán giả, người dân, du khách khắp mọi miền Tổ quốc và trên thế giới.