Đồng chí Đinh Văn Ổn, TBT Báo Hoà Bình, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh trao giải cho các tác giả đạt giải nhì giải báo chí tỉnh năm 2012.

Đồng chí Đinh Văn Ổn, TBT Báo Hoà Bình, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh trao giải cho các tác giả đạt giải nhì giải báo chí tỉnh năm 2012.

(HBĐT) - Đó là nhận xét chung của Ban giám khảo về các tác phẩm dự thi giải báo chí năm 2012 của Hội Nhà báo Hòa Bình. Thông thường, khi làm báo cáo tổng kết một công việc, người ta thường báo cáo thành tích, khen ngợi, biểu dương nêu ưu điểm trước. Ở đây xin làm trái lẽ thường một chút. Nhìn chung, các tác phẩm vẫn được viết theo tư duy một chiều sáo mòn, ít tính phát hiện, ít tìm tòi sáng tạo trong cách thể hiện.

 

Khi đã thiếu sự đầu tư trăn trở, tác phẩm chất lượng yếu là điều tất nhiên. Có những tác phẩm dùng quá nhiều hư từ chung chung kiểu như : "vượt qua bao khó khăn, có lúc tưởng như thất bại nhưng bằng ý chí, nghị lực của anh bộ đội Cụ Hồ, không ngại gian khổ, đã lao động miệt mài, vượt lên khó khăn…” Trong khi đó không có số liệu, sự kiện nào để chứng minh cho các đức tính ấy của nhân vật trong tác phẩm. Điều đó làm cho tác phẩm kém sinh động kém sức thuyết phục và thậm chí làm người đọc nghi ngờ về tính chân thật của tác phẩm. Có cả những tác phẩm hao hao giống những tác phẩm đã đăng báo, dự thi của những năm trước, thậm chí tệ hại hơn nó như người anh em sinh đôi của một vài tác phẩm ký tên tác giả khác đã đăng trên trang điện tử của các báo ngành hay địa phương khác từ thời gian trước. Với những tác phẩm như vậy, Ban giám khảo kiên quyết loại bỏ ngay từ vòng sơ khảo.

 

Tuy nhiên, loại bỏ những hạt sạn đi có khá nhiều tác phẩm lấp lánh sáng. Các tác giả đã vượt qua đường sá xa xôi nhiều khi đi bằng xe máy để đến những xóm, bản vùng cao, sâu của các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn, cách xa trung tâm huyện 60,70 km đường đất, đá. Qua tác phẩm có thể thấy rõ cuộc sống còn nhiều vất vả, khó khăn của đồng bào vùng sâu vùng xa, nhiều nơi vẫn còn áo vá, cơm độn. Những tác giả có lăn lộn thực tế, tìm tòi, sáng tạo sẽ có những tác phẩm hay, bởi cái mới, tính phát hiện là điều làm nên sự hấp dẫn trong tác phẩm báo chí. Một số tác phẩm tiêu biểu, tác giả đã phát hiện được những tấm gương sáng trong đời thường mang đậm bản sắc dân tộc, thuyết phục người đọc người nghe, người xem. Đó là gương trung tá công an Sùng A Chếnh trong tác phẩm “Hành trình của niềm tin” của tác giả Đức Phượng – Báo Hòa Bình, đó là ông Bùi Thanh Bình trong phóng sự “Người giữ gìn báu vật đất Mường” của nhóm tác giả Hải Yến, Sơn Tùng, Anh Đức - Đài PT-TH tỉnh, ông Hoan trong phóng sự "Người nông dân cải tiến máy cày” của nhóm tác giả Hoàng Hòa, Xuân Nam - Đài PT-TH tỉnh…Những tấm gương ấy, những việc làm tốt ấy rất đáng trân trọng, khuyến khích, biểu dương và cả khen thưởng ở mức xứng đáng. Công luận cảm ơn những tác giả đã có công tìm tòi, phát hiện và phản ánh về các nhân vật có thật với những việc làm có  ý nghĩa cho cuộc đời cho nhiều người xung quanh ấy. Chính họ bằng những việc làm thầm lặng nhưng thiết thực đã từng ngày làm cho cuộc đời đẹp thêm . Trách nhiệm của những người cầm bút ở các cơ quan báo chí khi chưa tìm ra, chưa nêu gương được những người tốt, việc làm tốt ấy thì sẽ còn luôn áy náy thấy mình còn mang nợ với người đọc, người nghe đài, xem truyền hình. Mong rằng những người cầm bút "có tâm, có tầm, có tài" sẽ góp thêm nhiều tác phẩm hay cho công chúng và cho giải báo chí năm 2013 của Hội Nhà báo Hòa Bình, để chúng ta có thể tự hào về một mùa giải có nhiều tác phẩm mới và hay.

 

 

                                                                                 Ba Đức

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục