Đồng chí Nguyễn Thúy Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban về các vấn đề xã hội - Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc với UBND TP Hòa Bình và phường Phương Lâm.

Đồng chí Nguyễn Thúy Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban về các vấn đề xã hội - Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc với UBND TP Hòa Bình và phường Phương Lâm.

(HBĐT) - Sáng 26/8, tại UBND phường Phương Lâm (TP Hòa Bình), đoàn công tác Ủy Ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Thúy Anh, Phó Chủ nhiệm làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP Hòa Bình và phường Phương Lâm về tình hình thực hiện pháp luật về Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân, Luật Phòng chống bạo lực gia đình và pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Tham dự buổi làm việc có đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành.

 

Theo dự thảo báo cáo UBND thành phố Hòa Bình, trong việc triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới, thành phố đã chỉ đạo 15/15 xã, phường thành lập Ban vì sự tiến bộ phụ nữ. Hiện nay, tỷ lệ đảng viên nữ trên địa bàn đạt 34%; số nữ kết nạp Đảng là 70/154 tổng số đảng viên mới được kết nạp. Trong nhiệm kỳ 2010 – 2015, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng cấp thành phố đạt 12,8%; cấp xã, phường đạt 33,2%; tỷ lệ nữ tham gia Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 cấp thành phố đạt 26,7%, cấp xã đạt 30,2%. Tại cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tỷ lệ nữ chiếm 28% cấp thành phố và 38,3% cấp xã. Ngoài ra, tỷ lệ nữ tham gia ban lãnh đạo ở tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp có 30% lực lượng lao động nữ trở lên. Trong thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình, thành phố đã xây dựng ở cấp xã 5 câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững”. Thống kê 6 tháng đầu năm 2013, thành phố có 15 vụ bạo lực gia đình được tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư, đồng thời hòa giải mâu thuẫn tranh chấp giữa các thành viên gia đình. Trong thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình, từ năm 2004 đến nay, qua rà soát tình trạng sống chung như vợ chồng đã phát hiện 1 đôi tảo hôn, việc xử lý nghiêm đối với các trường hợp kết hôn không tuân thủ điều kiện kết hôn theo luật định đã hạn chế được phần lớn tình trạng vi phạm điều kiện kết hôn trên địa bàn thành phố. Hàng năm, Tòa án nhân dân thành phố thụ lý giải quyết các vụ án ly hôn, việc phân định tài sản giữa vợ, chồng và trách nhiệm nuôi con đảm bảo đúng với quy định của pháp luật. Trong thực hiện pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo, thành phố hiện có 2 tôn giáo chính đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập và có đầy đủ tư cách pháp nhân. (Bao gồm Phật giáo và Công giáo với tổng số có khoảng 9.500 tín đồ) trong đó, Phật giáo có khoảng 6.000 tín đồ và Công giáo có khoảng 3.500 tín đồ.

 

Tại buổi làm việc, TP Hòa Bình đã có những kiến nghị với đoàn công tác xoay quanh các vấn đề như: cần xây dựng, kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước và nâng cao năng lực, trình độ, có chính sách hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới các cấp; phân công trách nhiệm của ban, ngành các cấp trong công tác thực hiện và phối hợp thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình; hướng dẫn, phân công trách nhiệm cụ thể cho các cấp các, ngành trong tổ chức thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình…

 

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thúy Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã đánh giá cao về công tác chỉ đạo, điều hành trong việc triển khai thực hiện các vấn đề xã hội như bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, bạo lực gia đình và pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo của các cấp trên địa bàn thành phố. Với những kiến nghị về các vấn đề xã hội của UBND thành phố, đoàn công tác sẽ tổng hợp và trình Quốc hội trong kỳ họp tới.

 

 

* Chiều cùng ngày, đoàn công tác Ủy Ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã làm việc với lãnh đạo, các phòng, ban của huyện Cao Phong và xã Dũng Phong.

 

Theo dự thảo báo cáo của huyện Cao Phong, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, hiện nay, tỷ lệ nữ đảng viên chiến 36% tổng số đảng viên toàn huyện; tỷ lệ nữ được kết nạp Đảng mới đạt 50%; tỷ lệ nữ tham gia HĐND cấp huyện đạt 21,4%, cấp xã 17,5%. Tỷ lệ nữ tham gia ban lãnh đạo tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, KT – XH ở địa phương chiếm 30%; số lượng lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính tại địa phương đạt 50% trên tổng số lao động toàn huyện. Thực hiện pháp Luật Phòng chống bạo lực gia đình, trong 6 tháng năm 2013, huyện Cao Phong đã tổ chức tuyên truyền phổ biến lồng ghép được 22 hội nghị với 26.000 lượt người tham gia. Thống kê, số vụ bạo lực gia đình, năm 2012 huyện Cao Phong có 29 vụ; 6 tháng năm 2013 có 9 vụ. Huyện đã thành lập được 74 địa chỉ tin cậy cộng đồng nhằm hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.  Trong thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình, huyện Cao Phong  đã chỉ đạo các phòng, cơ quan chuyên môn lồng ghép tuyền truyền, đảm bảo theo 6 nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Toàn huyện hiện có 8 trường hợp lấy chồng nước ngoài. Huyện cũng đã thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về công tác tôn giáo, vận dụng phương pháp tuyên truyền, thuyết phục nên bà con giáo dân sinh hoạt tôn giáo diễn ra đảm bảo theo quy định. Bà con giáo dân đã chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, không có hiện tượng khiếu kiện, khiếu nại xảy ra. MTTQ địa phương luôn được các giáo dân và tổ chức tín ngưỡng tôn giáo ủng hộ.

 

Tại buổi làm việc, huyện Cao Phong đã có nhiều kiến nghị với đoàn công tác như: cần có các biện pháp quản lý phụ nữ trong việc xuất cảnh sang các nước; kinh phí hàng năm để các ngành liên quan tổ chức tuyên truyền nhiều hơn nữa về phòng chống bạo lực gia đình; có chính sách hỗ trợ tập huấn, kinh phí đối với người làm công tác tôn giáo…

 

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thúy Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã đánh giá cao những nỗ lực của huyện Cao Phong cũng như xã Dũng Phong trong thực hiện các vấn đề xã hội, đặc biệt trong việc tuyên tuyền vận động người dấn thực hiện tốt pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân, phòng chống bạo lực gia đình và pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời ghi nhận những kiến nghị của huyện Cao phong và có ý kiến với Quốc hội trong những kỳ họp tới. Đồng chí cũng đề nghị huyện Cao Phong trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể nhằm vận động nhân dân tiếp cận và thực hiện tốt văn bản mới, trong đó có các vấn đề về xã hội; khắc phục những tồn tại, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ chuyên môn cơ sở, tạo điều kiện thúc đẩy KT – XH phát triển bền vững.

  

                                                                                  

                                                                               Hồng Trung

 

 

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục