Bác Nguyễn Thị My, người lâu năm gắn bó với hoạt động du lịch đang giới thiệu với du khách các sản phẩm dệt thổ cẩm.

Bác Nguyễn Thị My, người lâu năm gắn bó với hoạt động du lịch đang giới thiệu với du khách các sản phẩm dệt thổ cẩm.

(HBĐT) - Lần đầu tiên đến thăm bản Giang Mỗ (xã Bình Thanh, Cao Phong), chúng tôi đã có thể cảm nhận được sức hút của vùng đất này. Ngay khi vừa bước vào khu du lịch cộng đồng, trước mắt chúng tôi là những mái nhà sàn hiện ra với nét cổ kính từ bao đời nay. Nhờ nét đặc sắc ấy mà nơi đây trở thành điểm du lịch cộng đồng độc đáo của người Mường. Thấp thoáng ở phía xa có 6-7 du khách đang lội sang phía suối để ngắm nhìn toàn cảnh bản Mường...

 

Đầu tiên là sự bình yên của cuộc sống bản làng giữa nét hoang sơ của núi rừng trong không gian tĩnh lặng. Cả bản có 117 hộ, 476 khẩu, trong đó có 45 hộ tham gia cụm du lịch cộng đồng gồm những nhà sàn có phần nguyên bản, có phần cách tân. Bác Nguyễn Văn Hậu, Trưởng bản Giang Mỗ cho biết: Giang Mỗ bây giờ đã có nhiều đổi thay, từ tháng 5-2012 có đoàn khách du lịch là các cháu học sinh lớp 10 người Singapore đã tình nguyện làm hai sơ đồ bản, một bản thương hiệu (cho thuê trang phục,biểu diễn ca nhạc, bán đồ lưu niệm...), xây hỗ trợ 2 hộ nghèo 2 nhà vệ sinh. Ngoài ra, trước đây phòng TN và MT huyện ủng hộ cho bản 3 thùng rác, Con đường ngoằn ngoèo được lát bê tông sạch sẽ đã làm thay đổi diện mạo khu du lịch. .

Qua tâm sự của bác Hậu và những người dân Giang Mỗ, thấy bản làng luôn luôn đổi mới mình để thích ứng được với thời cuộc. Từ những năm 1979-1980 đã có đoàn khách là những chuyên gia Liên Xô (cũ) đến tìm hiểu cuộc sống người Mường nơi đây và họ cũng chính là những người khách ngoại quốc đầu tiên đến đây. Từ đó đến nay, bản Giang Mỗ được nhiều người biết đến, đến đây, du khách thích nhất cảnh quan môi trường, kiến trúc nhà cửa cùng với nếp nhà sàn truyền thống. Một số gia đình còn lưu giữ được khung dệt để phụ nữ Mường dệt vải, dụng cụ lao động sản xuất từ cổ xưa: cối giã gạo, cung, nỏ săn bắn, đồ đạc, dụng cụ làm nương rẫy... hầu hết đều làm bằng chất liệu từ tre, gỗ... hình thành nên một tập quán riêng trong đời sống sinh hoạt cũng như trong lao động sản xuất hàng ngày. Du khách có thể dừng lại ở bất kỳ ngôi nhà nào mà mình thấy thích, tìm hiểu văn hóa Mường qua câu chuyện với chủ nhà, phong tục tập quán, sinh hoạt hàng ngày của người dân trong bản và du khách còn được giới thiệu về nghề thủ công truyền thống, trang phục dân tộc, sản phẩm dệt: túi xách, khăn, áo, các loại nhạc cụ... Nếu dừng chân nghỉ qua đêm, du khách có nhu cầu, đội văn nghệ của bản sẽ biểu diễn những điệu múa đặc sắc:  xéc bùa, múa quạt, hát mời trầu... trong tiếng trống, chiêng, sáo ôi...Đến với bản Giang Mỗ, du khách còn được thưởng thức các món ăn dân tộc như xôi nếp nương, xôi cẩm, thịt lợn bày trên lá chuối...bên bình rượu cần thơm ngon đặc biệt, để lại ấn tượng khó quên và mua những món quà lưu niệm của xứ Mường.

Phát triển du lịch cộng đồng, bản Giang Mỗ đã đón nhiều lượt khách đến thăm. Năm 2012, đã có hàng chục đoàn khách nội địa nghỉ lại và lượng khách tham quan ước khoảng 4.000 người. Để tạo được hình ảnh thân thiện trong mắt du khách, bản Giang Mỗ đã phải vượt qua nhiều thách thức như nạn chèo kéo khách về nhà mình, bán hàng rong... Để khắc phục tình trạng đó, đã họp dân bàn bạc và đưa ra nhiều giải pháp thích hợp như ký biên bản cam kết không chèo kéo, gây cho khách bực mình. Vì thế đến nay, Giang Mỗ đã khác  nhiều. Đến nhà bác Nguyễn Thị My ( hoạt động du lịch từ năm 1994) lúc cả gia đình đang chuẩn bị làm cơm cho một đoàn khách. Bữa cơm có rau lang luộc, xào, thịt gà luộc, nấu canh măng...Nhìn quanh ngôi nhà của bác thấy có nhiều món đồ lưu niệm, vật dụng cho du khách mua làm quà.  Qua chuyện trò, bác cho biết thêm: việc quảng bá hình ảnh cho bản còn nhiều hạn chế. Bác mong muốn có nhiều người quảng bá, giới thiệu cho bản để bản Mường có nhiều du khách đến du lịch hơn. Trong trò chuyện, bác Trưởng xóm Nguyễn Văn Hậu cho biết: Trước kia có 1 tuor đi bộ nhưng năm 2008 đã mất vì khai thác quặng, đất, đá trôi xói mòn, điều này làm cho ai cũng tiếc nuối. Bây giờ đời sống khó khăn cần có sự đầu tư của Nhà nước, cả bản không có máy tính, không có điểm dịch vụ internet. Trước kia, bản có cây cầu là cầu tre bắc qua suối (thơ mộng là thế), bây giờ là cầu bê tông đã làm mất cảnh quan du lịch (nên rất muốn thay lan can cầu bằng cây tre giả bê tông). Về lâu dài cần có sự quy hoạch hợp lý hơn. Chỗ nào có thể khai thác thế mạnh thiên nhiên (suối chảy qua xóm, bản), chỗ nào là khu xử lý chất thải, nhà vệ sinh cho khách(hiện cũng chưa có nhà vệ sinh công cộng cho khách)...đều phải có sự tính toán lại Người dân trong bản đang mong đợi từng ngày để có một khu du lịch cồng đồng hấp dẫn du khách hơn...

 Với bản sắc văn hóa riêng biệt cùng lòng hiếu khách của người Mường,  bản Giang Mỗ đã để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó quên. Đã đến rồi, khi chia tay vẫn còn bao điều để nói. Nhưng chắc chắn một điều không thể khác: sẽ trở lại Giang Mỗ vào dịp gần nhất, cũng như đoàn học sinh Singapore, mấy hè qua vẫn tìm về nơi đây nghỉ hè.

 

                                            Nguyễn Thảo (CTV)

 

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục