Hang Trâu trên núi Bai Bương, xã Đoàn Kết (Yên Thủy) là nơi tập kết, cất giấu lương thực, vũ khí phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Hang Trâu trên núi Bai Bương, xã Đoàn Kết (Yên Thủy) là nơi tập kết, cất giấu lương thực, vũ khí phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

(HBĐT) - Có một điều mà cho đến bây giờ vẫn còn ít người biết, vào khoảng tháng 3/1953, để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, tại Đồng Tưa, xóm Cửa Lũy, xã Đoàn Kết (Yên Thủy), bộ đội ta đã tổ chức huấn luyện bắn đạn thật những khẩu sơn pháo mà sau đó những khẩu sơn pháo này được đưa tới Điện Biên Phủ trút “bão lửa” xuống đầu quân đội Pháp ở cánh đồng Mường Thanh...

 

Đưa chúng tôi men theo những chân ruộng lúa chiêm - xuân xanh mướt về phía hang Trâu trên ngọn núi Bai Bương, ông Nguyễn Sỹ Hải, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Đoàn Kết kể: Là vùng giải phóng nên ngay từ những năm 1947 - 1948 xã Đoàn Kết đã được chọn để trở thành một trong những căn cứ hậu cần quan trọng phục vụ cho chiến đấu của ta. Đặc biệt, hang Trâu trên núi Bai Bương đã được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị Khu ủy Khu 3 để họp bàn công tác kháng chiến. Cuộc họp có sự tham gia của các đồng chí Hoàng Sâm - Đại đoàn trưởng Đại đoàn 320, thiếu tướng Văn Tiến Dũng... Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, xã Đoàn Kết là nơi đóng quân, tổ chức huấn luyện bộ đội cho các mặt trận. Tuy cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng người dân vẫn nhường nhà cửa cho bộ đội, làm kho đạn dược, kho lương thực, thực phẩm, quân y...  

Đặc biệt, tháng 3/1953, Đoàn Kết đã vinh dự được Tổng Quân ủy lựa chọn làm nơi “thử lửa” các khẩu sơn pháo từ 75 - 105mm. Các khẩu sơn pháo này, sau đó đều đã được đưa vào chiến đấu tại chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với vị trí chiến lược quan trọng, Hòa Bình không chỉ là mặt trận với những trận đánh làm tiêu hao sinh lực địch mà Hòa Bình còn trở thành một căn cứ hậu cần đặc biệt quan trọng phục vụ chiến trường.  

Sau thất bại ở Hòa Bình, quân Pháp liên tiếp nhận những thất bại nặng nề trên chiến trường Tây Bắc và ở mặt trận vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bước vào chiến cuộc đông - xuân (1953 - 1954), Pháp đã tập trung gần 50% lực lượng và 90% lực lượng cơ động trên toàn Đông Dương ra Bắc Bộ nhằm mở cuộc tấn công chiến lược giành thế chủ động trên chiến trường. Xác định rõ âm mưu của địch, ta tích cực làm công tác chuẩn bị, đối phó và chuyển trọng tâm chiến đấu lên vùng núi rừng Tây Bắc. Theo ông Giang Hồng Phúc, nguyên là cán bộ Trung đoàn 12, Tỉnh đội Hòa Bình thời kỳ kháng chiến chống Pháp nhớ lại: Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, từ tháng 9/1953 bộ đội địa phương và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã gấp rút tu sửa cầu, phà trên tuyến quốc lộ 6, 12 và 15 để đảm bảo tốt nhất cho việc vận chuyển lương thực, thực phẩm phục vụ cho chiến trường. Tính từ tháng 9 - 11/1953, toàn tỉnh đã huy động được 17.200 ngày công vận chuyển, tiếp nhận hàng trăm tấn thóc; huy động 3.200 dân công làm đường giao thông, bảo đảm thông suốt cầu, đường cho vận chuyển vũ khí, lương thực hậu cần cho mặt trận.  

Đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong đông - xuân năm 1953 - 1954 nhằm đập tan cứ điểm mạnh nhất của địch ở Đông Dương. Công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ được bắt đầu với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng”. Nhớ lại thời điểm đó, ông Giang Hồng Phúc cho biết: Thực hiện công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, trên đã giao cho Hòa Bình tổ chức tiếp nhận, tập kết nguồn chi viện sức người, sức của từ đồng bằng Liên khu 3, Liên khu 4, tổ chức vận chuyển lên mặt trận Điện Biên Phủ.  

Thực hiện chủ trương trên, quân và nhân dân các dân tộc tỉnh ta đã huy động nhân lực, phương tiện để tiếp nhận, vận chuyển lương thực, đạn dược; vận chuyển, chăm sóc thương binh, xay thóc, giã gạo cung cấp thực phẩm cho mặt trận. Với khí thế “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã hăng hái đi dân công, xây dựng kho tàng, lán trại, đón tiếp, giúp đỡ các đoàn dân công, đơn vị bộ đội hành quân ra mặt trận, ủng hộ, đóng góp lương thực, thực phẩm... Tháng 1/1954, trước yêu cầu khẩn trương chuẩn bị cho chiến dịch, tỉnh ta đã huy động và tổ chức 3 đại đội TNXP, 3.000 dân công cùng dân công các tỉnh bạn tu sửa, tôn cao và mở rộng  trên 70 km  đường từ Hòa Bình lên Mộc Châu (Sơn La). Kịp thời phục vụ bộ đội, dân công và các đoàn xe thồ, xe ô tô ra mặt trận. Ngoài ra, các đơn vị bộ đội địa phương và các đơn vị TNXP cùng hàng nghìn dân công ngày đêm bám cầu, bám đường dưới làn bom đạn của địch để đảm bảo giao thông thông suốt. Hàng vạn lượt dân công, TNXP, bộ đội địa phương đã vận chuyển hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm, vũ khí ra chiến trường. Đồng thời đón và chăm sóc thương binh từ mặt trận trở về. Trong toàn chiến dịch, tỉnh ta đã huy động 381.292 lượt dân công, 905 xe đạp thồ, vận chuyển 4.900 tấn hàng, huy động 170.000 ngày công xay, giã 545 tấn thóc cho bộ đội, cung cấp cho mặt trận hơn 39,5 tấn thịt, 1.840 m3 gỗ và hàng vạn cây tre, bương. Trong thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội địa phương và dân quân du kích luôn chủ động mở các đợt tấn công làm kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch.  

Có thể nói, trong thắng lợi chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung và chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, quân và dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã có những đóng góp quan trọng chi viện sức người, sức của và phối hợp tác chiến một cách hiệu quả với chiến trường Điện Biên Phủ. 

                                                                                                                         

(Còn nữa)

 Bài 4: Mùa hoa ban trắng giữa trời Tây Bắc.

 

 

                                                                                Mạnh Hùng  

 

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục