(HBĐT) - Đầu năm 2014, tôi được tác giả thơ Vũ Hữu Lùng tặng tập thơ “Vốn đời” do Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin in cuối năm 2013. Tập thơ dày 90 trang với số lượng 66 bài thơ. Năm 2010, tôi quen ông Lùng khi ông làm thợ sửa xe đạp.

 

Ông Lùng nguyên là cán bộ Tổng cục Đường sắt, về hưu, ông dành phần nhiều thời gian thu gom xe đạp cũ sửa lại bán cho người nghèo, có người quá nghèo, ông tặng xe không lấy đồng nào. Tác giả thơ Vũ Hữu Lùng đã có 51 năm tuổi Đảng, năm 1962 ông đạt chiến sĩ thi đua toàn ngành đường sắt, ông vinh dự được tặng Huy hiệu Bác Hồ. Cuộc đời ông sáng trong, mộc mạc như thơ. Thơ ông chân tình, đậm nét lẽ sống tình làng, nghĩa xóm, thương yêu con người sống bên nhau: “Dòng đời vẫn cứ chảy, cứ trôi/Làm người ai cũng phải có nơi/Xây tổ ấm buồn vui chia sẻ/Sống yêu thương cho trọn kiếp người”. Thơ ông là tiếng lòng chân tình, ấm áp, tình cảm, tình đời trăn trở trong từng hơi thở trong bài “Nghĩa hàng xóm”: “Khi vui sướng, lúc khổ đau/Tình làng, nghĩa xóm giúp nhau chan hòa/Sống tuy mỗi cảnh, mỗi nhà/ Mỗi cây, mỗi trái màu hoa mỗi màu/Đời là tình nghĩa dài lâu/Mọi người cần phải nhớ câu kết đoàn/Cùng nhau xây dựng xóm làng/ Làm cho cuộc sống ngày càng phồn vinh/Mỗi khi có chuyện bất bình/Thì ta hãy đặt chữ tình lên trên”.

 

Thơ Vũ Hữu Lùng giản dị, gần gũi, chân thành trong bài “Học Bác Hồ”: “Suốt đời tận tụy lo toan/Cho dân, cho Đảng không màng lợi danh/Học đạo đức Hồ Chí Minh/ Làm cho tim, óc của mình sáng ra”. Trong bài “Mẹ Việt Nam” ông viết: “Lưng trần chắn sóng biển Đông/Vai gầy gánh nặng non sông cho đời/Hai cuộc kháng chiến vừa qua/Tiễn chồng rồi tiễn con ra chiến trường/Bộn bề công việc hậu phương/Đôi tay gầy mẹ kiên cường lo toan”... Thơ ông đâu chỉ mộc mạc, đọc hết tập thơ thấy khá nhiều bài thơ đầy trữ tình yêu thương, trong bài “Biển” ông viết: “Em như bờ cát mịn màng/Anh là con sóng dịu dàng chở che/Lúc thủ thỉ nói em nghe/Khi trào cuộn sóng say mê mặn nồng/Bờ luôn ôm biển vào lòng/Biển mênh mông thế vẫn không xa bờ/Mây trời gieo những vần thơ/Nghìn năm biển mãi hôn bờ đắm say”. Thơ ông ngọt ngào tình yêu thương khi ở tuổi ngoài 70:

 

“Bà đi trông cháu giúp con/Cửa nhà vắng vẻ chỉ còn mình tôi/Nhớ bà lấy việc làm vui/ăn làm điều độ nghỉ ngơi đúng giờ/Vắng bà tôi vẫn làm thơ/Đêm đêm nằm ngủ vẫn mơ có bà”. Bài thơ “Sông Bưởi” khi đọc hết bài, tôi ngỡ tâm hồn  mình đang bay bổng với sông bưởi mộng mơ, sông Bưởi  mùa khô nước trong lóng lánh chảy lơ thơ, quả là dòng sông đẹp của huyện Lạc Sơn. Con sông quê nào cũng có hương, có sắc nhưng khi đọc thơ ông Vũ Hữu Lùng nói về sông Bưởi, tôi yêu quê hơn: “Chắc nước sông xưa có mùi hương/Gội đầu thơm tóc gái bản Mường/Dân ta mới gọi là sông Bưởi/Tắm gội quen rồi mãi vấn vương”. Trong bài “Gái bản Mường”, tác giả thơ Vũ Hữu Lùng có những cảm nhận chân thật về con gái Mường: “Em quen nếp sống kiệm cần/Không quen phấn sáp áo quần phô trương/Như là củ sắn trên nương/Vỏ vương bụi đất khiêm nhường vậy thôi”... “Xứ Mường rừng núi bao la/Gái Mường như những bông hoa của rừng”.

 

Tập thơ “Vốn đời” có nhiều bài viết về CCB Việt Nam, viết về anh linh liệt sỹ,  ông viết bài  “Nhớ các anh”: “Các anh vẫn nằm ở mọi nơi/Hồn thiêng đang tỏa sáng đất trời/thi thể ấm trong lòng đất mẹ/ấp ủ các anh đến muôn đời”.

 

Thơ Vũ Hữu Lùng không hoa mỹ, chỉ có tình cảm chân thành, lời mộc mạc, giản dị đi sâu vào lòng bạn đọc trong và ngoài tỉnh. Tôi xin mượn câu nói của nhà thơ Tố Hữu: “Thơ hay là đọc xong chỉ thấy tình, không thấy lời thơ đâu cả”.

 

 

 

                                                          Trần Quốc Dũng

                                               (Chi hội Văn học tỉnh Hòa Bình)

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục