(HBĐT) - Sự biến đổi mo lễ tang của người Mường trong quá khứ và thời đương đại, diễn ra theo hai phương thức.

 

Từ hàng nghìn năm trước đến đầu thế kỷ XX, mo lễ tang được bảo tồn  phát huy và kế thừa - phát triển chậm, bằng phương thức truyền thống: truyền ngôn, truyền điệu. Vì thời đó chưa có chữ viết và khi đã sử dụng chữ viết ghi lại toàn bộ các nôổ mo, lóong mo. Các ông mo vẫn chỉ sử dụng duy nhất một phương thức truyền ngôn, truyền điệu để hành lễ.  

Cũng phải tùy hoàn cảnh của gia chủ có người quá cố mà mời từ 1 - 3 ông mo. Mo cả, mo phụ hành lễ. Dưới sự dẫn dắt của mo cả, các mo phụ và các nhạc công, các nàng dâu múa, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng. Mo cả lên tiếng hát một, hai câu mo (như hình thức lĩnh xướng) mo phụ hát, nhạc công, các nàng dâu múa, phối âm, phối điệu.  

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Thiện, người Mường có dung lượng mo từ 86 - 115 loóng mo và gần 38.000 câu thơ mo đã định hình, định bộ (loóng) mo truyền thống. Cũng tùy điều kiện, hoàn cảnh gia đình, họ tộc của người quá cố các ông mo còn luôn phải ứng tác (sáng tác) thêm nhiều nội dung, câu thơ mới ngay khi hành lễ.

Mo còn thực hiện nhiều nghi thức, lễ thức và sử dụng các khí lễ “thiêng” như túi khót, kiếm, cờ, chuông nhỏ, quạt để hành lễ. Phối hợp với mo hành lễ còn có các nội dung, hình thức, tốp nhạc tấu những bản nhạc lễ; các nàng dâu múa “quạt ma”. Với tâm thức thành kính, quạt cho hồn ma được mát mẻ, bình an khi gia đình dâng cơm, dâng rượu, dâng hương cho hồn ma người thân trong suốt thời gian tang lễ.

 

Hiện nay có nhiều bộ mo khác nhau đang tồn tại và được trình tấu, trình diễn ở nhiều lễ tang của các gia đình, nhiều địa phương có hoàn cảnh khác nhau, khác biệt với dung lượng thời gian, nội dung, hình thức, nghi thức và lễ thức so với noổ mo gốc khởi nguồn từ bộ mo sáng tác của vị sư tổ.  

Sự biến đổi và ứng dụng mo lễ tang theo phương thức trình tấu, trình diễn truyền miệng, truyền điệu trong quá khứ và thời đương đại diễn ra, phụ thuộc vào những hoàn cảnh, điều kiện, nhu cầu của gia đình người quá cố và luật tục của cộng đồng người Mường. Cũng phụ thuộc vào các ông mo với khả năng phản ánh, tái tạo, trên truyền thống thần thoại, tín ngưỡng và thực tiễn lịch sử, văn học nghệ thuật, lễ hội, phong tục, tập quán, hoạt động đời sống của người dân vùng miền khác nhau.

Phương thức thứ hai là văn bản hóa các công trình sưu tầm, biên dịch và nghiên cứu đã và đang được quan tâm.  

Năm 1926 P.gossin một người Pháp đã giới thiệu sơ qua mo Mường dưới dạng cổ tích bằng tiếng Pháp, được dịch sang tiếng Việt. Đến năm 1906 J Cuisimê, người Pháp tiếp tục đề cập đến mo Mường, trong công trình nghiên cứu địa lý nhân văn và xã hội học người Mường (Les Mường) cũng bằng tiếng Pháp được dịch sang tiếng Việt.  

Nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong nước đã sưu tầm, biên dịch và bước đầu nghiên cứu mo lễ tang của người Mường như: Đặng Văn Lung, GS Trần Từ, GS Phan Ngọc, GS.TS Phan Đăng Nhật, Quách Dao, Trương Diễn, Đinh ân, Vương Anh, ThS Bùi Kim Phúc, Bùi Huy Vọng...  

Mo sử thi dân tộc Mường là bộ sách bách khoa khổng lồ ở thời cổ xưa và của Việt Nam. Mo lễ tang hàm chứa hầu hết các hiện tượng, sự vật trong thiên nhiên và xã hội, lịch sử thời xưa, văn hóa, phong tục, luật tục, lễ nghi, lễ thức, tín ngưỡng tâm linh đời người. Quan hệ gia đình, họ tộc, làng xã của người Mường. Tên núi, tên sông, tên mường, trâu, bò, gà, lợn, đèn, chiếu... các tầng lớp giàu nghèo từ lang đạo đến con đòi, người ở... phép tắc xã giao, lề lối ăn uống. Tri thức và chế biến thức ăn, đồ uống. Tìm ra vật giống cây trồng, nuôi tằm, dệt vải, may thêu, dựng cửa, làm nhà.  

Mo đã tạo nên một bản trường ca bất hủ, hàng chục vạn câu thơ. Tích lũy vào đấy gần như đầy đủ các thần thoại, anh hùng ca văn hóa, lịch sử xã hội con người và muôn vật.  

Những nghi thức, lễ thức tâm linh; sự yêu thương, kính cẩn đối với người thân quá cố. Qua những loóng mo, tình cảm của người biết mình phải vĩnh viễn ra đi về với tổ tiên. Hồn ma đau đớn chia tay con cháu, bà con thân hữu, làng xóm với tâm thức nặng nề, bịn rịn.  

Hiếm thấy ở đâu có được những vần thơ day dứt, thấm sâu vào tâm thức con người như ở mo Mường. Mo đã dẫn dắt con người đi vào một xã hội tươi đẹp. ở đó tính tự giác, tự trọng và đầy trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, dân tộc, quốc gia.

Mo Mường là cơ tầng văn hóa, phản ánh lý tưởng dân tộc theo phương thức truyền miệng, truyền điệu và từ đầu thế kỷ XX đã từng bước. Mo Mường được văn bản hóa. Mo Mường là một giá  trị tinh túy, hồn cốt, sâu sắc tinh thần nhân nghĩa, nhân bản mà xã hội cổ xưa và đương đại cũng mong muốn bảo lưu - phát huy, kế thừa - phát triển. Rất tiếc mo Mường đang có những biến đổi mai một, mất mát. Đặc biệt là phương thức trình tấu, trình diễn truyền khẩu, truyền điệu ở mo lễ tang. Các ông mo thường vẫn vận dụng các thần linh ma thiêng, quỷ độc để quan trọng hóa những nội dung, hành động lễ thức mo của mình là một hạn chế, căn nguyên tạo nên hủ tục.  

Thời gian cho mo lễ tang cũng càng ngày càng hạn chế. Các ông mo ở mỗi vùng miền lại tồn tại những khác biệt về âm điệu của ngôn ngữ, về phương thức trình diễn, trình tấu và trên thực tế thì chưa có ông mo nào có thể thuộc lòng hết được tất cả các nội dung, chương thức đồ sộ của mo Mường, một bộ sách bách khoa khổng lồ như vậy. Do đó, sử dụng nội dung, chương thức nào, lược bớt những nội dung, chương thức nào để ứng dụng cho phù hợp với thời đương đại là việc đang tạo nên khó khăn, lúng túng cho các ông mo và gia đình thân chủ người quá cố.  

Những hạn chế tiêu cực như vậy, các học giả, nhà nghiên cứu có nêu ra nhưng chưa định luận được cụ thể, rõ ràng làm cơ sở cho việc khắc phục, hạn chế những tiêu cực. Đó là những đòi hỏi mang tính cấp thời, cấp thiết.  

Chúng ta mong những cuốn sách đồ sộ về mo Mường sớm được phân nhỏ ra từng phần, từng loóng rồi xuất bản, phát hành đến tay các ông mo, nhà nghiên cứu và đa số người dân để phát huy, ứng dụng vào thời đương đại, góp phần xây dựng, phát triển bền vững dân tộc, quốc gia.  

 

                                             NSƯT Bùi Chí Thanh 

                    (SN 117, tổ 1, phường Chăm Mát, TP Hòa Bình)

 

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục