Bài 2:

 

Dàn nhạc cồng chiêng Cồng chiêng bằng đồng và hợp kim cùng với chiêng ống, chiêng pháo ra đời là một bước phát triển quan trọng, tạo nên sự hình thành âm nhạc cồng chiêng - văn hóa cồng chiêng Mường - Vật báu hồn thiêng.

Thời kỳ phôi thai (thế kỷ XI-XVII) những dụng cụ, nhạc cụ sử dụng từng chiếc, từng nhóm nhỏ 2-3 chiếc, tấu tự do và bước đầu đã sáng tạo ra một vài câu nhạc đơn giản. Những tiết nhạc, câu nhạc đầu tiên được định thức dần dần qua những cuộc đi săn thú, bắt cá; kích thích công việc cấy hái, thu hoạch ngô, lúa. Khi tuần hành, tuần tra, tập hợp dân mường chống hỏa, bắt cướp, chống giặc cũng sử dụng tiếng chiêng, “âm nhạc cồng chiêng” thông tin, gọi mẹ, tìm chồng, tìm vợ… Những ngày tết, lễ nghi, cúng bái, lễ hội được lặp đi, lặp lại rồi định hình, trở thành luật tục, là nhu cầu thưởng thức nghệ thuật và giải trí của toàn dân.

 

Phổ biến và quan trọng hơn, cồng chiêng được tôn thờ, minh định là vật báu gia  truyền. Là sự giàu sang, phú quý, sức mạnh của quyền uy, là danh giá của gia đình và xóm làng. Tạo ra những giá trị tinh túy, giàu bản sắc của văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường và quốc gia.

 

Từ những tư liệu, cứ liệu (truyền thuyết, tộc phả và những báu vật khảo cổ học) ít ỏi mà phục cổ lại và dự đoán xã hội Mường phát triển mạnh; chế độ nhà lang thịnh trị vào khoảng thế kỷ XVII – dưới triều Lê Cảnh Hưng. Ruộng vườn, kinh tế phát triển, sự giàu có và quyền lực đều tập trung vào tay nhà lang. Tiêu biểu như dòng họ Quách, họ Đinh (Đinh Công, Đinh Thế, Đinh Văn) ở Mường Động xưa thế kỷ XVII. Mường Thàng xưa thế kỷ XVIII. Mường Bi xưa thế kỷ XIX. Tiếp là họ Quách Mường Vang thế kỷ XIX.

 

Chế độ lang, đạo quy phục triều đình phong kiến trung ương, thực hiện cống nạp và trực tiếp tham gia những đội quân của nhà vua chống giặc ngoại xâm. Được  triều đình trọng dụng, ban thưởng. Một số lang, đạo được nhà vua gả công chúa cho và được phong phò mã, như: Bùi Văn Khú ở Yên Thủy; quan lang Mường Lý Vị Thàng Mường Thàng.

 

Chuyện tình “Vườn hoa Núi Cối” do Bùi Thiện và Đinh Văn ân sưu tầm, dịch thuật. Kể rằng: “Khi ấy ông Cun trưởng Lý Vị Thàng/ Lấy nàng chúa Nguyệt là bà ưoóng lại/ Làm mại ngồi vóng lên, Nó bảo 12 gái làng con tiên lên theo múa hội/ Sức sắm đủ ba trăm con gái hầu bà/ Kẻ cồng, đứa chiêng, gồng gồng gánh gánh/ ông Cun trưởng Lý Vị Thàng/ Lấy được cô nàng chúa Việt về đất về Mường”.

 

Từ những căn cứ lịch sử, văn hóa, xã hội như vậy, chúng tôi cho rằng: Tổ chức, kết cấu dàn chiêng với ba bộ cao âm, trung âm và âm trầm ra đời vào những năm đầu thế kỷ XVII – dưới triều đại Lê Cảnh Hưng (GS-TSKH Tô Ngọc Thanh) đã ghi lại ý kiến, khái niệm của người Mường về “Khung đom” nhạc cồng chiêng: Những bài cồng chiêng tuân thủ chặt chẽ một cấu trúc 4 âm mà đồng bào gọi là “khung đom”.

 

Bính bong, bính rầm/ Bong bính bong rầm, “Khung đom” này mô phỏng cấu trúc trong bài phát rác của xác bùa có thể thơ 4 từ: “Phát rác nhá ôông/ Ho pở ngoài tôông, Ngỏ pao tửu khưởng/ Rưởng tơm nhá ôông, Pèn chưởo nhá ôông/ Có rặng câl cau/ Pên khau nhá ôông/ Có rặng câl mit”

 

Từ nhu cầu thưởng thức và nghi thức đón khách của nhà lang và của dân Mường mà lần lượt các nhà lang ở 4 Mường Bi, Vang, Thàng, Động đã tổ chức đội chiêng xắc bùa. Tùy nhu cầu của từng vùng mường mà quy định. Với biên chế đội chiêng từ 5, 7, 9, 12 cô gái “sạch” xinh đẹp, thướt tha trình tấu và trình diễn chiêng thay cho các chàng trai - những người đánh chiêng chủ yếu của thời kỳ trước.

 

Song song với định thức đội chiêng xắc bùa, phương thức trình tấu, trình diễn của đội chiêng, dàn chiêng xắc bùa ra đời. Nhân dân mà vai trò chủ đạo là các nghệ nhân, các trưởng phường bùa đã sáng tác được những bản nhạc chiêng đầu tiên:

- Đi đường (Loóng 2), Vào hội (Loóng 3) Xác bùa Mường Động, Chiêng cổ Mường Bi.

 

Sự kiện tìm ra, sáng tạo được tổ chức dàn chiêng xắc bùa với ba bộ âm cao, âm trung và âm trầm chặt chẽ, khoa học theo một “khung đom” có cấu trúc chuẩn mực chặt chẽ 4 âm. Với những cô gái xinh đẹp, thướt tha trình tấu, trình diễn âm nhạc cồng chiêng, góp phần quan trọng giữ gìn - phát huy, kế thừa - phát triển nền văn hóa Hòa Bình lâu đời, đặc sắc, nổi tiếng.

 

(Còn nữa)

 

                                                 

                                         NSƯT  Bùi Chí Thanh 

                   (SN 117, tổ 1, phường Chăm Mát, TP Hòa Bình)

 

         

 

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục