Bài 3: Tiếng chiêng tuổi đôi mươi và mừng nhà mới

 

Tiếng chiêng tuổi đôi mươi

 

Đến tuổi 18, đôi mươi, tuổi phải ra gánh vác việc xóm, việc làng. Khi xóm làng có việc quan trọng, sự cố bất thường xảy ra, ậu hoặc trưởng xóm đánh chiêng liên hồi từng tiết (2 tiếng nhanh + 1 tiếng chậm) tất cả mọi nhà trong xóm, làng cũng đều phải đánh chiêng liên hồi rầm rầm, thôi thúc, cấp báo có kẻ cướp, hỏa hoạn, có giặc xâm lăng, thanh niên trai tráng và những người khỏe mạnh phải nhanh chóng tập trung chống giặc, đuổi kẻ cướp bóc, chống hỏa hoạn, cứu người.

 

Cũng vào tuổi ấy qua, những ngày tìm bạn, thi tài, thử sức trong lao động, chiến đấu và những cuộc vui chơi, hát dao duyên, trình tấu âm nhạc cồng chiêng mà thực hiện lời dạy của người xưa: “Con cái sím của con đứa sím nhá” (con gái tìm chồng, con trai tìm vợ).

 

Đi đầu đoàn gánh cưới nhiều gia đình có dàn chiêng đi trước. Vừa đi vừa tấu những bản nhạc vui: Bông trắng, bông vàng. Trong lễ đón dâu, nhà trai đã sắp xếp bà con và dàn chiêng xếp thành hàng ở trước cổng nhà, chờ chào đón đoàn nhà gái đưa dâu. Những bản nhạc: Đi đường đón khách, Bông trắng bông vàng được tấu rộn ràng, vui tươi, chào đón, chúc mừng.

 

Đi đầu đoàn đưa dâu là dàn chiêng. Dàn chiêng của nhà gái tấu những bản nhạc truyền thống của dân tộc. Tiếng chiêng đưa dâu của nhà gái và tiếng chiêng đón dâu của nhà trai tươi vui, đằm thắm vang vọng không gian đồi núi.

 

 

Tiếng chiêng mừng nhà mới

 

Sau lễ thành hôn, đôi trai gái đã nên vợ nên chồng. Nếu người chồng là con trai thứ, gia đình nhà chồng và bản thân vợ chồng người con thứ phải ra ở riêng để sinh cơ lập nghiệp. Việc đầu tiên là phải tìm đất làm nhà.

 

Phổ biến là trước khi làm nhà, chủ nhân chỉ mới có dăm yến gạo, một vài con lợn và một khu đất làm nhà. Nhưng khi bắt đầu san nền, lên rừng khai thác gỗ, tre, nứa, cắt cỏ gianh thì cả xóm, cả làng đều xúm vào lo liệu, giúp đỡ. Việc khai thác nguyên vật liệu, đặc biệt là kéo gỗ qua đèo, qua suối khó khăn vất vả, không an toàn. Để giảm sự mệt nhọc, tạo sức mạnh vượt khó khăn, người Mường sử dụng   tiếng chiêng thiêng làm động lực, cứu cánh.

 

Nhà dựng xong, chủ nhà bày tiệc mừng nhà mới và chiêu đãi bà con, khách đến mừng. Dàn chiêng xắc bùa dàn hàng trước ngôi nhà mới, tấu bài nhạc “về nhà”. Sau đó vừa lên cầu thang vừa tấu bản nhạc đi đường leo đá, dôi dê, bồng bềnh”.

 “Làm nhà hai mươi gian/ Máng gỗ lõi hai mươi sải/ Nóc nhà cầy bay bay vào đậu/ Đồ rau bếp có hai mươi đàn ong về làm tổ”.

 

Sau mỗi câu hát dàn chiêng lại vang lên hưởng ứng những lời hay, ý đẹp. Chúc mừng chủ nhà và bà con làng xóm đã góp công, góp sức, góp của xây dựng nên ngôi nhà tình nghĩa, ước mơ.

 

Dàn chiêng còn đi quanh ngôi nhà sàn mới dựng và tấu liên hồi bản nhạc “về nhà”. Tiếng chiêng xua đuổi ma tà, quỷ ác đảm bảo sự bình an và khẳng định ngôi nhà đã có chủ.

 

Âm nhạc - văn hóa cồng chiêng còn song hành, sâu sát suốt vòng đời mỗi người ở các lễ đi săn, hội đánh cá, lễ hội mừng xuân, lễ khai hạ, lễ xuống đồng, lễ mừng cơm mới, lễ mừng thọ... và đặc biệt là lễ mo tang.

 

 

(Còn nữa)

 

 

 

                                           NSƯT Bùi Chí Thanh

 

 

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục