Xã Tự Do (Lạc Sơn) phát triển các CLB cồng chiêng, dân ca góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Xã Tự Do (Lạc Sơn) phát triển các CLB cồng chiêng, dân ca góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

(HBĐT) - Sau 10 năm (2005 - 2015) thực hiện Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nghị quyết số 09/NQ-HU của Huyện ủy Lạc Sơn về thực hiện nếp sống văn minh (NSVM) trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã từng bước đẩy lùi các hủ tục lạc hậu; bảo tồn, giữ gìn và phát huy tốt các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc góp phần hoàn thành tiêu chí văn hóa về xây dựng NTM ở vùng đất Mường Vang.

 

Là vùng đất Mường cổ, do vậy, huyện Lạc Sơn vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hoá truyền thống đặc trưng của dân tộc. Tuy nhiên, trong đó vẫn tồn tại những hủ tục lạc hậu, nhất là trong việc cưới, việc tang và lễ hội.  Theo nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Bùi Huy Vọng (xã Hương Nhượng), phong tục, tập quán  xuất phát từ xã hội phong kiến tồn tại từ hàng nghìn đời nay trong cuộc sống của người dân. Không thể phủ nhận những phong tục, tập quán tốt đẹp cần được giữ gìn và phát huy. Nhưng bên cạnh đó, có những hủ tục lạc hậu cần phải loại bỏ. Ví như trong tang ma của người Mường ở vùng Mường Vang xưa kia ngoài việc tổ chức tốn kém còn bị ràng buộc bởi những quan niệm cổ hủ, lạc hậu, như khi có người chết người ta thường để thi hài trong nhà từ 3 - 4 ngày mới đem chôn. Đó là đối với những gia đình khá giả, còn đối với các gia đình nghèo không có tiền mua trâu, bò về làm cỗ mời ông Mo đến làm lễ cúng thì thi hài người chết có khi để trong nhà 3 - 4 năm, thậm chí có nhà để đến... 10 năm.

 

Chuyện tang ma đã tốn kém nhưng chuyện cưới xin còn tốn kém hơn. Theo nhà nghiên cứu văn hoá Bùi Huy Vọng, trước đây người ta thường thách cưới cao bằng hiện vật có giá trị. Ngoài ra phải tuân thủ nhiều tục lệ phiền phức như dạm hỏi, dạm ngõ, ăn hỏi, hẹn ngày..., sau đó mới tổ chức hôn lễ; việc tảo hôn còn xảy ra phổ biến; đám cưới diễn ra trong nhiều ngày, ăn uống linh đình, tốn kém đã làm cho nhiều gia đình, cặp vợ chồng lâm vào cảnh nợ nần, đói nghèo... sau khi cưới.

 

Nhận thức rõ được tầm quan trọng thay đổi tư duy cũ, loại bỏ hủ tục lạc hậu trong xây dựng NSVM, những năm qua, BCĐ Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập BCĐ theo tinh thần Nghị quyết số 09 của Huyện ủy Lạc Sơn về thực hiện NSVM trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Trong đó đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện NSVM trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Nhờ vậy đã làm thay đổi nhận thức, tư tưởng và hành động của nhân dân. Việc thực hiện NSVM trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã được 100% xóm, phố trên địa bàn huyện đưa vào các cuộc họp dân để cùng bàn bạc, thảo luận công khai, dân chủ, góp phần từng bước xây dựng nếp sống văn hoá mới trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Những công việc này được tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện của mỗi gia đình. Đến nay, nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện có 100% xóm, phố thực hiện NSVM trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Điển hình như các xã Vũ Lâm,  Liên Vũ, Nhân Nghĩa, thị trấn Vụ Bản... Tại các địa phương, việc cưới  được tổ chức bảo đảm theo Luật Hôn nhân và Gia đình, vừa giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Hình thức tổ chức cưới được vận dụng hợp lý. Các hủ tục lạc hậu như ép hôn, tảo hôn, thách cưới, nghi thức rườm rà trước và trong khi tổ chức đám cưới đã dần được loại bỏ. Việc tổ chức tang ma không còn  để thi hài người chết quá 48 tiếng. Việc phúng, viếng đơn giản, tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo trang trọng, ý nghĩa. Tình trạng ăn uống lãng phí, gây mất vệ sinh không còn xảy ra, nhân dân đã ý thức được việc cần thiết tổ chức tang lễ văn minh, tiết kiệm. Việc rải vàng mã, tiền âm phủ... gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng mỹ quan không còn xảy ra. Cúng bái, mê tín dị đoan trong đám tang cơ bản được hạn chế.

 

Hoạt động lễ hội ngày càng được tổ chức tốt hơn. Phần lễ thực hiện trang nghiêm, linh thiêng. Công tác an ninh được đảm bảo, tệ nạn cờ bạc, mê tín dị đoan... không xảy ra. Hiện tượng đốt vàng mã gây tốn kém và ô nhiễm môi trường dần được loại bỏ. Các hình thức dâng hương được thực hiện phù hợp với thuần phong mỹ tục. Phần hội được tổ chức với nhiều nét văn hoá dân gian độc đáo như biểu diễn cồng chiêng, hát đúm, bộ mẹeng, đánh đu, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, đánh mảng, đi cà khoeo... Các hủ tục lạc hậu được đẩy lùi; các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, giữ gìn và phát triển đã góp phần xây dựng ĐSVH mới ở cơ sở; từng bước hoàn thành chỉ tiêu văn hóa về xây dựng NTM các xã, thị trấn vùng đất Mường Vang.

 

 

                                                                     Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục