Đền Bồng Lai được trang hoàng lộng lẫy từng chi tiết.

Đền Bồng Lai được trang hoàng lộng lẫy từng chi tiết.

(HBĐT) - Thú thực tôi không phải là người rành việc lễ lạt tâm linh nhưng mỗi năm cũng có đôi lần cùng bạn bè vãn cảnh ở chốn đền, chùa. Bởi không quá câu nệ vào chuyện cầu tài, cầu lộc nên tôi thường dành nhiều thời gian để quan sát, cảm nhận. Đến với đền Bồng Lai - một ngôi đền mới được tu bổ, tôn tạo, tọa lạc dưới chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) tôi đã thực sự có những cảm xúc đẹp.

 

Xúc cảm ban đầu là sự choáng ngợp. Vẻ lộng lẫy, nguy nga và trang trọng đã khiến không ít du khách phải thốt lên: ồ! “Bái Đính của Hòa Bình”. Vẫn biết sự so sánh đó ở mức độ tương đối và họ đã bỏ qua một vài chi tiết khác biệt giữa đình với  chùa. Tuy vậy, lời nhận xét đó vẫn nhận được sự đồng tình của số đông du khách.  

Khuôn viên của ngôi đền rộng trên 5.000 m2 được xây dựng theo hình chữ Tam Thập nhất, có hai dãy nhà dài vũ nối liền với cổng tam quan và toàn bộ ngôi đền. Cung cấm được kiến trúc theo lối nhà 3 gian, trồng diện 12 mái, phụng thờ Tam tòa thánh mẫu, cấp dưới thờ Cô đôi thượng Bồng Lai thủ đền ngồi hầu cận mẫu với dung y khoan thai mực thước, vẻ dịu dàng của một tiên nữ sơn trang giữa núi rừng Tây Bắc. Cung đệ nhị cũng được xây dựng kiến trúc 5 gian trồng diện 8 mái, phụng thờ tam vị chúa được sắc hiệu đại vương và công chúa. Cung đệ tam xây dựng theo kiến trúc nhà 7 gian 2 mái phụng thờ tam phủ công đồng.  

Được biết, ngôi đền có từ năm vua Thành Thái thịnh trị năm thứ 2 - tức năm Canh Dần 1890. Do ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh và thế sự thăng trầm của xã hội, đền Bồng Lai bị xuống cấp và dần  mai một, chỉ còn lại một số dấu tích xưa cũ. Được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền và sự ủng hộ của nhân dân huyện Cao Phong đã xã hội hóa việc tu bổ, tôn tạo để làm nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tạo nền tảng cho phát triển du lịch  ở vùng đất giàu tiềm năng này.  Tháng 12/2014, công trình đền Thượng Bồng Lai được hoàn thành đáp ứng mong mỏi, phấn khởi của bà con nhân dân huyện nhà cũng như đông đảo khách thập phương. 

Mỗi năm đền Bồng Lai có 4 ngày lễ, chính gồm: Lễ khai xuân, được tổ chức vào ngày 14/1; Lễ tiệc Cô đôi thủ đền ngày 2/2; Lễ vào hè ngày 14/4 và Lễ tất niên vào ngày 14/12. Mới là mùa đầu tiên đón khách sau khi được chỉnh trang, tôn tạo nhưng  đền Bồng Lai đã thực sự tạo được dấu ấn đặc biệt trong lòng du khách thập phương. Sự độ trì, ban tài, phát lộc của Cô đôi thượng ngàn đến đâu có lẽ nhiều du khách chưa thực sự rành tỏ nhưng có một điều chắc chắn rằng cung cách quy chuẩn của nhà đền đã giữ được bước chân  du khách . 

Bước qua cổng tam quan, lướt qua  một lượt cảnh quan giữa mây trời quần tụ, cái nhìn của du khách sẽ chạm vào tấm biển “Nội quy nhà đền” được trang trí hết sức nổi bật với những dòng chữ vàng trên nền đỏ: Không tự ý thắp nhang trong đền; không mặc quần áo cộc vào đền; không uống rượu, bia say trong đền; không mang chất nổ độc hại vào đền; giữ gìn vệ sinh chung... và một sự khác lạ trong cung cách phục  vụ của nhà đền đó là: sức nước thơm cho từng du khách, hướng dẫn khách tham quan, cầu khấn và phát lộc...  ý nhị nhưng hết sức bài bản.

Đến với đền Bồng Lai, ngoài việc được chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy nguy nga nơi thờ tự, ai nấy đều cảm thấy vui khi học được cách ứng  xử văn hóa ở chốn tâm linh. Theo cảm nhận của riêng tôi, Bồng Lai thực sự là cõi mơ của người trần tục.

 

                                                               Thúy Hằng

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục