Hồ Hòa Bình với vẻ đẹp sơn thủy hữu tình luôn thu hút đông đảo du khách tới vãn cảnh, du xuân.   Ảnh: H.D

Hồ Hòa Bình với vẻ đẹp sơn thủy hữu tình luôn thu hút đông đảo du khách tới vãn cảnh, du xuân. Ảnh: H.D

(HBĐT) - Kỳ nghỉ cuối tuần, không chịu ngồi bó gối trong bức tường. Không khí ấm áp của đất trời, sự hồ hởi của lòng người đã thúc giục chúng tôi tìm đến những nơi thanh sơn, cẩm tú để hít đầy lồng ngực khí xuân.

 

Là người khởi xướng, tôi quyết dành cho cả đoàn một bất ngờ. Nơi chúng tôi đang phiêu diêu theo mái chèo thuyền gỗ là mảnh đất mà ông bà, cha mẹ tôi từng lớn lên. Gần trưa, sương bắt đầu tan, mặt hồ Hòa Bình như rộng ra, khoe những mỏm đá như hòn đảo của vịnh trên cạn. Trên bờ vẫn là những rừng keo, xoan, tre, luồng xanh thẫm. Từ khi rời cảng Bích Hạ (TP Hòa Bình) từ sáng sớm giờ mới nhìn rõ cảnh vật. Bác lái thuyền khẽ đảo lái, hướng thuyền về phía chấm xanh mờ mỗi lúc một rõ hơn, giới thiệu:

 

- Bến Chiềng đó các cháu.

 

Câu nói đó càng gợi thêm cho chúng tôi sự háo hức. Khác với người dân ở hạ lưu như vùng Đồng Sông hay Bến Ngọc (Kỳ Sơn), dân mạn bắc sông Đà phía thượng du khu thác Bờ mới chỉ làm quen với sông nước ngót 30 năm lại đây. Từ những thợ săn, sơn tràng tinh thông trên rừng, họ xuống với mực nước lòng hồ để tạo ra những xóm làng ven sông còn tươi mới, nguyên sơ. Bất giác, người bạn đi cùng tôi thốt lên:

 

- Dòng sông đã đổi thay mực nước mà cảnh sắc vẫn nguyên sơ thật.

 

Càng ngắm, càng nghe người lái đò già kể, chúng tôi càng bị mê hoặc bởi vẻ đẹp kín đáo của mảnh đất này. Không lênh đênh một cuộc sống sông nước thuyền chài. Người dân vẫn bám rừng để lấy củi, hái măng, bắt ốc núi, hái mắc khén. Nhưng họ cũng không hờ hững với lòng hồ khi giăng đăng, lưới, nuôi cá lồng. Nhìn lòng hồ mênh mông vậy, ấy mà khi ghé thuyền lại gần bờ ở những nơi ăn sâu vào đất (trước kia hẳn là vách núi, sườn đồi) lại ấm áp khói bếp tỏa lên từ những mui thuyền hay xóm chài neo đậu bên bờ.

 

Do ở sườn vách cao lại không phải mặt nước do thiên tạo nên thay bằng những bãi dâu hay ruộng ngô là những mảnh vườn kề cận sông, khu đất đồi. Không gian đẹp khi vô tình đặt hai mảng ghép rừng thẳm và nước xanh gần nhau.

 

Mường Chiềng có lẽ là vùng đất hiếm bởi cách xa thành phố ngót cả trăm cây số nhưng lại gần hơn khi đi đường thủy. Là một trong những Mường xa xôi nhất nên vùng đất nơi đây hiếm bước chân người qua nhưng lại rất quý người. Bước từ thuyền lên xóm, mặc cho khách ngồi đó, gia chủ không vội vã bắt tay mà lúi húi với ấm nước, lò than rồi mới cất lời đón khách khi trên mâm có biết bao hương vị núi rừng đậm đà ấy. Bác chủ nhà kể rằng, ở đoạn sông này khuất gió nên nước thanh bình. Những khi có thuyền qua sẽ tạo thành vệt trắng sáng trên mặt hồ xanh, từ xa chỉ nhận biết đường hướng từ những dải khói lam chiều. Tuy xóm nhỏ nhưng ở những dòng suối chi lưu ra sông vẫn có cọn nước, cối gạo điểm nhịp chày đêm. Trên những mái nhà gỗ đinh cổ vẫn ấm cúng bếp lửa với bắp ngô đồi, chén rượu men rừng. Càng trưa, không gian càng thanh vắng bởi những tiếng gà gáy vang xuống mặt nước lòng hồ. Thưởng thức vị cá nướng ngọt thơm chấm hạt dổi, miếng thịt trâu khô ướp mắc khén, nắm xôi đồ làm chúng tôi thấy hơi ấm tỏa lên cay cay sống mũi. Nhìn ra khung cảnh thấy những ngày đầu xuân thật sự ấm áp và tinh khôi. Bác chủ nhà đưa đôi mắt ngấm men rượu núi nhìn ra phía hồ kể chuyện loài cá trắm trắng mình thon, cá anh vũ mỏ hồng đêm nào vừa bắt được. Trong tôi dâng trào cảm xúc, thấy yêu quê mình đến lạ. Có lẽ, tạo hóa đã cho nơi đây một vùng đất đẹp kỳ diệu như thế để mỗi khi được trở về với góc nhỏ quê hương lại thấy tâm hồn mình trong  trẻo hơn.  

 

                                                       

                                        Tản văn của Bùi Việt Phương

 

 

 

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục