Chiêng được ra đời và tồn tại lâu đời trong cuộc sống người Mường. ảnh: Liên hoan chiêng Mường, trình tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca và trình diễn trang phục dân tộc ngành GD&ĐT huyện Lạc Sơn năm 2016.

Chiêng được ra đời và tồn tại lâu đời trong cuộc sống người Mường. ảnh: Liên hoan chiêng Mường, trình tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca và trình diễn trang phục dân tộc ngành GD&ĐT huyện Lạc Sơn năm 2016.

(HBĐT) - Chiêng là một dạng nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của người Mường Hòa Bình. Là sản phẩm được thể hiện qua giá trị vật thể và phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền bằng miệng, truyền tay, được trình diễn và gắn kết trong không gian văn hoá dân tộc Mường thông qua phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội mang tính tập thể, cộng đồng và có sự lan tỏa rộng lớn. Hiện nay, chiêng Mường đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 

Bài 1: Quá trình ra đời và tồn tại của Chiêng Mường 

Lịch sử hình thành chiêng Mường lần đầu tiên được nhắc đến trong “áng Mo Mường” (Sử thi “Đẻ đất - đẻ nước”) có từ hàng ngàn năm trước đã nói đến việc xuất hiện vai trò của dàn chiêng. Trong tang ma của người Mường, khi ông Mo lắc chuông, vung kiếm, phất quạt làm phép thuật trước quan tài người chết đưa hồn ma lên Mường Trời hầu kiện, dàn chiêng và dàn nhạc vang lên cùng lời để đưa hồn người chết theo chân ông Mo bắt đầu một cuộc hành trình huyền ảo đầy tâm linh trên con đường dài từ trái đất đến tới Mường Trời. Trong 13 ngày đêm đưa ma đi qua 1 chặng đường dưới trần gian rồi mới bước chân tới Mường Trời. Từ Mường Trời thấp, qua Mường Trời giữa đến Mường Trời cao. Trên đường lên Trời khi mo dẫn hồn ma vào nhà Keo Ranh để chuẩn bị “xin tên, chuộc số” ông Mo và hồn ma đã gặp một cảnh tượng rất đặc biệt, “Nhà Keo Ranh là một lâu đài đồ sộ... Trong nhà có hàng chục khu vực, mỗi khu vực chuyên làm một việc: Nơi đan chài, nơi chọi gà, nơi múa hát, nơi đục chạm, nơi nuôi tằm, nơi đánh chiêng. Như vậy, âm nhạc chiêng của dân tộc Mường đã được ghi nhận trong quan niệm tín ngưỡng tâm linh từ hàng ngàn năm trước; văn hoá chiêng còn chiếm lĩnh cả ba tầng Mường Trời. Văn hoá chiêng trong tang lễ còn dẫn lối tiễn đưa hồn người chết về chín tầng địa phủ.  

Có thể nói, ban đầu, chiêng Mường được ra đời xuất phát từ ý tưởng tín hiệu: tiếng hú gọi của muông thú, của con người, tiếng kêu của các nhũ đá và được phát triển, từ những chế tác của con người ra chiêng ống, chiêng pháo được sử dụng bằng ống cây bương, tre xuất xứ từ thiên nhiên. Chiêng và trống đồng ra đời xuất phát từ nhu cầu của những tín hiệu được con người gõ để gọi nhau, để đuổi muông thú, phát những tín hiệu trong cộng đồng dân cư ngày xưa vốn thưa thớt, đi lại khó khăn, địa bàn rừng núi hang động...  

Cùng với sự phát triển của tri thức xã hội loài người, chiêng Mường cũng được phát triển về kiểu dáng, nghệ thuật sử dụng và được quy định cụ thể cho từng hành động, từng sự kiện, sự việc cụ thể trong cộng đồng thông qua việc sử dụng chiêng trong sinh hoạt, lễ nghi, săn bắn, chiến đấu, ma chay, cưới xin, lễ hội gắn liền với từng con người, gia đình, cộng đồng đến dân tộc dần phát triển trở thành một nền nghệ thuật, trở thành không gian văn hoá đa dạng, đặc sắc, phong phú gắn kết cộng đồng dân tộc, dần trở thành quen thuộc, ngấm vào máu thịt của từng người con đất Mường và trở thành biểu tượng giá trị có sự trường tồn với thời gian.  

Đứng ở góc độ vật thể, chiêng Mường cùng với trống đồng là những báu vật, linh thiêng của cộng đồng dân tộc, dòng họ... người sở hữu những vật báu này là thể hiện sự quyền uy, sự giàu sang, đẳng cấp của gia đình dòng họ. Trước đây, trống đồng được nhà lang “Quý tộc Mường” sở hữu, còn chiêng dân tộc Mường được lưu giữ trong các dòng họ, gia đình và được coi là của cải, là vật linh “Chiêng woàng, chiêng bạc”. Chiêng gắn liền với vòng đời của mỗi con người từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành và khi khuất núi về với Mường Ma.  

Ngày nay, những chiếc chiêng, bộ chiêng thuộc quyền sở hữu của từng gia đình, nhiều gia đình có từ 12- 24 chiếc. Nhà có điều kiện sở hữu số lượng nhiều chiêng hơn, chiêng trở thành tài sản, nhạc cụ thuộc gia đình nhưng khi sử dụng trình tấu âm nhạc lại thuộc không gian âm nhạc chiêng của cộng đồng làng xóm. 

(Còn nữa)  

Bài 2: Quá trình chế tác và sản xuất chiêng Mường  

 

                                              Hương Lan (TH)

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục