Bộ Quốc phòng chỉ đạo rút kinh nghiệm tìm ra nguyên nhân từ các cơ quan đơn vị, đã xử lý kỷ luật hơn 40 người, trong đó có 2 sĩ quan cấp tướng.

 

Sáng nay, tại phiên thảo luận tổ của đoàn ĐBQH TP.HCM, Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng, Phó Chính ủy Quân khu 7 thừa ủy quyền của Bộ Quốc phòng thông tin đến các ĐB về nguyên nhân của 4 vụ máy bay quân sự trong năm nay.

 

Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng

Ông cho biết, hộp đen của chiếc Su MK2 số hiệu 8585 rơi ngày 14/6 trong quá trình bay huấn luyện đã vỡ, đang ở Liên bang Nga để kiểm tra, nhưng hiện nay chưa có kết quả.

Quá trình hợp đồng bay không thống nhất với nhau, anh Cường bật dù bay thì anh Khải cùng bật.

Còn chiếc Casa 211 8983, bay tìm kiếm ngày 16/6, trong quá trình bay khi phát hiện vật thể lạ thì phi công Lê Kiêm Toàn nghi dấu hiệu và bay thấp, nghiêng đột ngột, cùng thời tiết xấu nên khả năng chạm nước xảy ra tai nạn. Hiện hộp đen của chiếc máy bay này đang đưa đi khám nghiệm.

“Do tầm nhìn hạn chế và góc xuống mặt biển quá gần bị tác động của sóng cuốn luôn máy bay”, Thiếu tướng giải thích.

Đối với chiếc L-39, ngày 26/6, khi cất cánh không bao lâu thì hỏng động cơ phi công đã điều khiển ra khỏi khu dân cư và không có cơ hội sống do hết tâm và không bung dù được, học viên hy sinh.

Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng cũng thông tin về chiếc trực thăng EC 130T2 VN T8632 rơi tại núi Dinh (Tân Thành – Bà Rịa Vũng Tàu) làm quen bảng hệ thống điều khiển trực thăng. Đây là máy bay thương mại nên đang làm việc với cục hàng không VN nhưng chưa có kết quả

“Số vụ tai nạn đột biến trong năm 2016 đã tăng lên gây tổn thất nghiêm trọng cho không quân VN, các vụ tai nạn xảy ra đã được chỉ đạo xử lý đầy đủ trách nhiệm nghiêm túc từng việc”, Tướng Hoàng nhấn mạnh.

Trong đó, Bộ Quốc phòng chỉ đạo rút kinh nghiệm tìm ra nguyên nhân từ các cơ quan đơn vị, đã xử lý kỷ luật hơn 40 người, trong đó có 2 sĩ quan cấp tướng.

5 nguyên nhân máy bay rơi

Phân tích nguyên nhân máy bay rơi liên tục trong năm qua, Tướng Hoàng cho biết, nguyên nhân đầu tiên là do công tác lãnh đạo chỉ đạo an toàn bay có vấn đề, do lỗi chủ quan.

Trước 2014, ít vụ tai nạn máy bay do đó chủ quan trong bảo đảm an toàn bay, rút kinh nghiệm chưa đến nơi đến chốn, do đó tai nạn xảy ra liên tiếp nhưng không được rút kinh nghiệm cụ thể.

Kế đến là do từ chỉ huy cơ quan đơn vị huấn luyện bay, việc kiểm tra công tác an toàn bay còn đơn giản, không kịp thời. Công tác an toàn bay như huấn luyện một phi công, bảo đảm an toàn bay khi xe trục trặc thì vào lề đường được còn máy bay thì không thể tự xử lý, truc trặc là rớt.

Thứ 3, Quân ủy TƯ và Bộ Quốc phòng thấy rằng qua kiểm điểm trách nhiệm thì thấy rằng đào tạo cán bộ chưa cơ bản. Đánh giá và sử dụng một số vị trí không đúng năng lực. Nhận thức về công tác bảo đảm an toàn bay là chưa đúng với yêu cầu.

Nguyên nhân thứ 4, phương tiện cứu hộ cứu nạn thiếu đồng bộ, chúng ta cũng muốn điều nhiều máy bay để tìm kiếm cứu nạn nhưng không phải máy bay nào cũng cứu hộ cứu nạn được mà phải là máy bay chuyên dụng. Hiện nay phương tiện tìm kiếm cứu nạn cứu hộ hàng không của VN là rất ít.

Thứ 5, công tác quản lý phi công là còn lỏng lẻo, việc này Quân chủng Phòng không - Không quân cũng đã nhận lỗi và kể các đơn vị mất an toàn bay, kể cả công tác tập huấn cho đội ngũ phi công.

“Quân ủy TƯ xác định trách nhiệm trước tiên là do Quân ủy TƯ và Bộ Quốc phòng trong công tác lãnh đạo chỉ đạo và trực tiếp là lỗi của các đơn vị không quân có tai nạn máy bay xảy ra”, Thiếu tướng nhấn mạnh.

Mong ĐBQH chia sẻ

Quân ủy TƯ và Bộ Quốc phòng đã đề ra biện pháp, trước hết là kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân cơ quan đơn vị. Thứ hai là rà soát chất lượng máy bay, nhà trường và đơn vị.

Đây là điều đáng lẽ ra phải làm từ lâu rồi nhưng thực tế là chúng ta bắt đầu tiến lên hiện đại thì phải đồng bộ, nhà trường hiện đại cũng là một vấn đề. Vì muốn đồng bộ, hiện đại thì trước hết là con người phải đồng bộ, hiện đại.

Trong khi đó, hầu hết phi công đều được đào tạo trong nước, các chủng loại máy bay ngoài Su và SuMK2, CASA ra, hầu hết là máy bay cũ, chúng ta có 27 chủng loại máy bay. Do đó vấn đề mất an toàn bay là một nguy cơ, nếu không xử lý rốt ráo nghiêm túc thì còn xảy ra.

“Quân ủy TƯ và Bộ Quốc phòng đã nhận ra điều này và làm tốt công tác rà soát đánh giá máy bay và kể cả đánh giá cơ quan nhà trường huấn luyện bay, kiểm tra toàn diện các đơn vị phòng không không quân. Trước đó thì yêu cầu các đơn vị tự kiểm tra đánh giá báo cáo”, ĐB Hoàng nói.

Cùng với đó là có phương án đưa cán bộ công nhân viên đi đào tạo trong và ngoài nước để đảm bảo hiện đại đồng bộ lực lượng không quân và có phương án sửa chữa tăng hạng máy bay.

Việc tăng hạng máy bay rất cần vì hiện nay có máy bay đó nhưng chưa chắc đã bay được, không dám bay vì hết hạn. Muốn bay phải tăng hạng. Trong nước tăng hạng có vấn đề nên muốn phải đưa ra nước ngoài, rất tốn kém.

“Rất mong các ĐBQH chia sẻ tổn thất này của QĐND VN cũng chính là tổn thất tài sản của nhân dân. Nhưng quan trọng hơn hết là con người, các phi công mất đi không tìm lại được. Những phi công này có nhiều người rất lão luyện, những giờ bay của họ là giờ bay vàng. Mất máy bay có thể dành dụm mua lại nhưng phi công mất đi thì tổn thất rất lớn”, Tướng Hoàng nói và kiến nghị Đảng, Nhà nước tăng cường mua sắm thiết bị để bảo đảm an toàn bay.

 

 

                                                                     TheoVietnamnet

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Phường Thống Nhất cần sớm giải quyết dứt điểm trường hợp xây dựng lấn chiếm đất

Qua đường dây nóng, Báo Hòa Bình nhận được thông tin kiến nghị của bà Đỗ Thị Dung, trú tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ); đại diện hộ ông Đỗ Văn Tuận và bà Nguyễn Thị Liễu, tổ 6, phường Thống Nhất đề nghị UBND phường Thống Nhất và các cơ quan chức năng TP Hòa Bình giải quyết dứt điểm việc hộ ông Vũ Công Tuyên xây dựng nhà xưởng trái phép, lấn chiếm đất của các hộ giáp ranh ở thửa đất tại tổ 6, phường Thống Nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục