Dù trực tiếp nhận 3 lần tiền để "chạy án”, nhưng khi báo cáo lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa, cựu Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa Nguyễn Chí Phương đã báo cáo gian dối, chỉ đạo lập biên bản khống nhằm che giấu tội.



Bị cáo Nguyễn Chí Phương tại phiên tòa

Sáng nay, 8.5, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Chí Phương, cựu đại tá, cựu Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa, về tội nhận hối lộ, theo điểm C khoản 2 điều 354 bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Phiên tòa này được dư luận đặc biệt quan tâm vì người nhận hối lộ với số tiền 260 triệu đồng là đại táNguyễn Chí Phương, Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa (thời điểm nhận tiền - phóng viên).

Mặc dù vậy, cả phần xét hỏi và tranh luận kết thúc rất nhanh chóng, chỉ diễn ra trong thời gian hơn 1 giờ đồng hồ. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị mức án từ 24 - 36 tháng tù đối với bị cáo Nguyễn Chí Phương. Hội đồng xét xử đã quyết định chiều 12.5 sẽ tuyên án.

Đáng chú ý, trong cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố bị cáo Nguyễn Chí Phương, có nhiều tình tiết, sự việc đã được chứng minh trong quá trình diễn ra các hành vi phạm tội, ông Phương đã khai báo gian dối với cấp trên, chỉ đạo lập 3 biên bản khống để che giấu vi phạm.

Theo cáo trạng, ngày 18.7.2018, anh Đỗ Đức Hiếu (khi đó là cán bộ Đội Cảnh sát trật tự Công an thành phố Thanh Hóa) đã có hành vi trộm cắp xe máy của một người trong cơ quan và bị phát hiện.

Để "chạy" tội, trong thời gian nửa cuối tháng 7.2018, anh Hiếu đã 3 lần đưa tiền cho ông Nguyễn Chí Phương (thời điểm đó là đại tá, Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa), với tổng số tiền 260 triệu đồng.

Cụ thể, lần 1 vào tối 19.7.2018, anh Đỗ Đức Hiếu đến nhà riêng ông Phương (ở đường Triệu Quốc Đạt, thành phố Thanh Hóa) đưa 50 triệu đồng; lần 2 vào sáng 20.7.2018 đưa 200 triệu đồng (tại phòng làm việc của ông Phương); lần 3 vào tối 26.7.2018 tại nhà riêng ông Phương với số tiền 10 triệu đồng.

Các lần đưa tiền, anh Hiếu đều nhờ cậy ông Phương giúp thoát tội trộm cắp tài sản, không bị tước danh hiệu Công an nhân dân.

Trong những lần nhận tiền, ông Phương đồng ý nhận lời giúp và nói với anh Hiếu: "Bác đồng ý giúp, nhưng phải xin ý kiến của Ban Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa và phải mất chi phí”. "Bác sẽ bàn với Thanh (ông Nguyễn Đức Thanh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Thanh Hóa - phóng viên), rồi sau giữa công an với viện kiểm sát họp lại thống nhất là không cần thiết phải khởi tố… đấy. Bác sẽ chặt chẽ. Bác sẽ cố gắng thu xếp. Bác chưa dám hứa trước nhưng mà sẽ tích cực”.

Để giúp anh Hiếu, ông Phương đã tổ chức họp cơ quan bàn biện pháp xử lý vụ việc của anh Hiếu. Ông Phương đưa ra hướng xử lý, đồng thời chỉ đạo đơn vị liên quan làm thủ tục để cho anh Hiếutự nguyện viết đơn xin ra quân, không phải xử lý hình sự.

Tuy nhiên, đến ngày 23.7.2018, Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo ông Phương phải tạm dừng công tác với anh Hiếu, đồng thời tiến hành quy trình tước danh hiệu Công an nhân dân, chứ không được xử lý nội bộ, cho xuất ngũ.


Theo Thanhnien

Các tin khác


Xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải: Điều tra viên lý giải liên quan vật chứng hung khí cái thớt

Ngày 6/5, nhiều nội dung về tình tiết vụ án đã được đại diện Tòa án, Viện Kiểm sát, điều tra viên tranh luận, phân tích, dẫn chứng tại phiên xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải bị kết án tử hình về tội "Giết người" và "Cướp tài sản" liên quan đến án mạng 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An).

Thể lệ Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng, lãng phí”, lần thứ ba, năm 2020-2021

(HBĐT)- Giải báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ ba, năm 2020 - 2021" do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức.

Ấn định ngày xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến

Tòa án Quân sự Quân chủng Hải quân vừa ấn định thời gian xét xử cựu Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến cùng 7 bị can, trong vụ án liên quan tới sai phạm tại khu ‘đất vàng’ ở đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TPHCM.

Lái xe bị tước giấy phép 4 lần sẽ phải học và thi cấp mới lại

Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) năm 2008 sau 12 năm thực thi đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giao thông vận tải đường bộ, góp phần hình thành ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông, đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), góp phần quan trọng trong việc phát triển giao thông vận tải (GTVT) và phát triển kinh tế xã hội đất nước. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều bất cập nảy sinh, cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế.

Sẽ mở rộng điều tra vụ án Đường Nhuệ, không để lọt tội phạm

Bộ Công an cho biết sẽ thanh tra việc mua thiết bị, hóa chất và khẩu trang y tế phòng chống dịch COVID-19 tại các tỉnh thành, mở rộng chuyên án vụ Đường Nhuệ ở Thái Bình, không bỏ lọt tội phạm.

Cảnh giác với tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua điện thoại

(HBĐT) - Dù các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, đưa ra cảnh báo, nhưng nhiều người dân trên địa bàn tỉnh vẫn bị "sập bẫy”, tin vào những thông tin đối tượng lừa đảo giả danh là cán bộ, chiếm đoạt tài sản qua điện thoại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục