(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thanh Hải, Trưởng phòng Tư pháp huyện Đà Bắc cho biết: Công tác phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết, nhận thức pháp luật. Trên cơ sở đó để họ ứng xử phù hợp với pháp luật, tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp phần bảo đảm công lý, thực hiện công bằng xã hội, giữ gìn TTATXH, phòng ngừa vi phạm pháp luật.



Huyện Đà Bắc phối hợp Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh trường TH&THCS xã Hiền Lương.

Đà Bắc thuộc huyện nghèo theo Quyết định số 275 của Thủ tướng Chính phủ. Điều kiện hạ tầng cơ sở, giao thông đi lại hết sức khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều. Trước đây, không ít người dân còn hạn chế trong nhận thức pháp luật, vi phạm các chính sách của Đảng, Nhà nước, gây mất trật tự xã hội. Theo đồng chí Bùi Thanh Hải, một trong những cái khó khi đưa luật về với ĐBDTTS là việc bà con vẫn đề cao và làm theo tập quán, luật lệ của dân tộc mình, nên khó tiếp nhận cái mới. Mặt khác, các bộ luật với nhiều chương, điều dẫn đến bà con ngại đọc, ngại tìm hiểu. Vì vậy, nhiều hộ ĐBDTTS hiểu rất mơ hồ về pháp luật cũng như ý thức chấp hành pháp luật. 
Trước thực tế đó, hàng năm, Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) huyện lên kế hoạch, mục tiêu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền phổ biến pháp luật dựa trên rà soát nhu cầu hiểu biết pháp luật đối với cán bộ, Nhân dân, đặc biệt trong ĐBDTTS. Từ năm 2016 đến nay, huyện đã tổ chức 569 cuộc tuyên truyền, PBGDPL tại các xã, thị trấn, với hơn 68.700 lượt người tham gia. Nội dung tuyên truyền chủ yếu về các lĩnh vực pháp luật: hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, an toàn vệ sinh lao động, lâm nghiệp, thủy sản, tín ngưỡng tôn giáo, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống ma túy... 

Ngoài các phương pháp truyền thông tại các hội nghị, Hội đồng PBGDPL huyện chú trọng đổi mới hoạt động truyền thông để người dân dễ tiếp cận hơn. Đồng chí Bùi Thanh Hải chia sẻ: Với ĐBDTTS vùng sâu, vùng xa, không thể giảng luật một cách thuần túy, mà phải theo hình thức mưa dầm thấm lâu, truyền thông theo nhóm hoặc được mắt thấy tai nghe, tận mắt chứng kiến. Vì vậy, huyện không chỉ phối hợp với đội ngũ tuyên truyền viên của tỉnh, mà còn phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín để giúp người dân tiếp cận luật. Cũng có thể tuyên truyền lồng ghép thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Đồng chí Bàn Thị Quý, Phó Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa cho biết: Để nhận thức về luật pháp thay thế được thói quen, tập quán của ĐBDTTS không phải là dễ. Như việc đánh bắt thủy sản trên hồ Hòa Bình, để bà con từ bỏ việc đánh bắt tận diệt bằng các loại kích nổ, phóng điện, huyện không chỉ tuyên truyền về Luật Thủy sản, mà phải có sự vào cuộc của lực lượng Công an. Xuống tận xóm, bản tuyên truyền, ký cam kết, thậm chí tịch thu máy móc, phương tiện đánh bắt và xử phạt tại chỗ thì bà con mới dần hiểu. 

Bên cạnh đó, thông qua các mô hình như câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật, thanh niên xung kích phòng, chống tội phạm, thanh niên với pháp luật, hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở, tủ sách pháp luật tại các cơ quan, đơn vị, địa phương... đã góp phần tuyên truyền PBGDPL đến với người dân trên địa bàn. Thiết thực không kém là thực hiện chính sách về trợ giúp pháp lý. Hiện, huyện có 15/17 xã nghèo thuộc diện thụ hưởng chính sách trợ giúp pháp lý. Từ năm 2016 đến nay, huyện đã trợ giúp 962 vụ việc, trong đó có 382 vụ việc lưu động, 387 việc tư vấn tại cơ sở xã, thị trấn. Có 225 người nghèo, 511 người dân tộc thiểu số; 194 đối tượng gia đình chính sách được hỗ trợ. "Đây là một trong những hoạt động hết sức cần thiết để người nghèo, ĐBDTTS được tiếp cận với pháp luật, nâng cao hiểu biết pháp luật, từ đó đảm bảo công bằng xã hội, phòng ngừa vi phạm pháp luật" - đồng chí Trưởng phòng Tư pháp huyện khẳng định. 

 P.L

Các tin khác


Công an huyện Lương Sơn làm rõ 9 thanh thiếu niên mang hung khí vào Hòa Bình đánh nhau

Công an huyện Lương Sơn cho biết, qua công tác tuần tra, kiểm soát tại quốc lộ 21A đoạn qua UBND xã Thanh Cao, tổ công tác Công an huyện phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển 5 xe mô tô, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, vượt ẩu, cầm theo một số thanh kim loại khoảng 2m (dạng phóng lợn) có dấu hiệu gây rối trật tự công cộng. Nhóm này điều khiển xe từ ngã tư Chợ Bến đi chợ Đồi Sim.

Ký ức những người lính cựu trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Đã gần 50 năm trôi qua kể từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, mặc dù tuổi đã cao, song ký ức hào hùng về những ngày tháng mưa bom, bão đạn vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí những người lính giải phóng năm xưa…

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục