3 tháng đầu năm xảy ra 89 vụ cưỡng đoạt tài sản, hàng loạt tụ điểm cho vay nặng lãi bị triệt xóa, hàng trăm đối tượng bị bắt giữ tại nhiều địa phương.
Cơ quan điều tra các cấp đã khám phá 79 vụ, bắt xử 223 đối tượng, tập trung tại các địa phương TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Bình Dương, Đắk Lắk. Trong khi lực lượng công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, xử lý hình sự hàng loạt vụ 'khủng bố' đòi nợ, nhiều đường dây tín dụng đen vẫn hoạt động gây ra nhiều bức xúc trong nhiều dân.
Một trường hợp vay tổng số tiền 90 triệu đồng qua app, lãi suất 10% mỗi ngày, tương đường 300% mỗi tháng. Quảng cáo ban đầu vay tiền không lãi suất. Khi người vay chậm trả tiền, băng nhóm tín dụng đen tổ chức gọi điện đe dọa, tới nhà tạt chất bẩn, ném tờ rơi nhằm khủng bố tinh thần, ép người vay trả nợ. Thậm chí, người thân liên tục bị khủng bố, ép trả nợ thay.
Cách thức chung của nhiều đường dây là người vay chỉ cần chụp ảnh căn cước công dân và thế chấp bằng danh bạ điện thoại là có thể vay số tiền từ 2 triệu đồng đến 30 triệu đồng mà không cần gặp mặt hay ký bất cứ một giấy tờ vay nợ nào. Các đối tượng sẽ thẩm định danh bạ điện thoại của người vay để xác định tính chính xác, lấy căn cứ cho việc đòi nợ sau này.
Theo thỏa thuận, người vay phải thanh toán trong 3-5 ngày số tiền gốc ban đầu, tiền lãi được các đối tượng "cắt" ngay khi giải ngân. Nếu người vay không thanh toán được tiền gốc như cam kết, số tiền sẽ được nhân lên, "lãi mẹ đẻ lãi con", có thể lên tới 1.570% đến 2.190%/năm.
Bộ Công an xác định tội phạm này là cưỡng đoạt tài sản. Việc xử lý, khởi tố các đối tượng về hành vi cưỡng đoạt tài sản đã nhận diện đúng bản chất của loại tội phạm này.
Công tác trinh sát xác định, riêng Thành phố Hồ Chí Minh hiện có hơn 200 ứng dụng cho vay trực tuyến có yếu tố do người nước ngoài cầm đầu, hoạt động có sự liên kết chặt chẽ với đối tượng trong nước. Lực lượng công an xác định tội phạm tín dụng đen vẫn phức tạp và sẽ tập trung đánh mạnh vào các tổ chức, tụ điểm có hoạt động tín dụng đen tại khắp các địa phương.
Theo VTV.VN
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 102/QĐ-CAT-PX01, ngày 27/2/2023 của Công an tỉnh, ngày 29/3, tại xã Nhuận Trạch (Lương Sơn), Công an tỉnh tổ chức ra mắt Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực huyện Lương Sơn thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) và CNCH.
(HBĐT) - Tối 29/3, tại trường Phổ thông DTNT THPT tỉnh, Công an tỉnh tổ chức chương trình tuyên truyền về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Tham dự có trên 800 đoàn viên thanh niên (ĐVTN), cán bộ và người dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Một đêm trung tuần tháng 3, chúng tôi có mặt tại một chốt kiểm tra trên đường Hòa Bình, gần khu vực ngầm Dè, phường Hữu Nghị (TP Hoà Bình). Đêm xuống, lượng phương tiện qua lại khu vực này không nhiều. Đội tuần tra bao gồm lực lượng cảnh sát giao thông và cảnh sát cơ động cùng phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm về giao thông. Tại đây ghi nhận rất ít trường hợp vi phạm về nồng độ cồn. Một số người đã uống rượu không điều khiển xe, gọi người thân ra chở về. Ông N.V.T vừa uống rượu xong cho biết: Bây giờ uống rượu tốt nhất là đi tắc xi hoặc nhờ người thân chưa uống rượu đến đón về.
(HBĐT) - Tình trạng trộm cắp nói chung, trộm cắp tài sản (TCTS) tại các cơ quan, công sở, công trình công cộng trên địa bàn tỉnh nói riêng tiếp tục có diễn biến phức tạp với thủ đoạn tinh vi, manh động. Trước thực tế đó, thời gian qua, lực lượng Công an đã tập trung đồng bộ các biện pháp đấu tranh, đưa ra nhiều cảnh báo nghiêm túc về sự gia tăng loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh...
Ngày 28/3, Chủ tịch, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên Nguyễn Ngọc Bình cho biết, đơn vị phối hợp lực lượng chức năng địa phương vừa phát hiện và bắt quả tang 3 đối tượng có hành vi vận chuyển gỗ trái phép tại lâm phần Công ty quản lý thuộc xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
(HBĐT) - Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh được triển khai khá đồng bộ, kịp thời, hiệu quả. Hình thức tuyên truyền được triển khai dưới nhiều dạng thức phong phú. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị đã góp phần định hướng hành vi, nhận thức của người dân trong việc chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.