(HBĐT) - Sau 4 ngày nghị án, sáng 26/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh bước vào phần tuyên án, ra bản án sơ thẩm, xử phạt bị cáo Phạm Văn Út (tức Phạm Thanh Út, Nguyễn Văn Bảo) - SN 1982, trú tại tổ 7, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình), Giám đốc Công ty cổ phần Thanh Út 15 năm tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Phạm Văn Út, Giám đốc Công ty cổ phần Thanh Út bị TAND tỉnh xử phạt 15 năm tù.
Theo hồ sơ vụ án, mặc dù biết rõ 18.382,2 m2 đất là dự án của Công ty TNHH hoa - cây cảnh Thanh Út, địa chỉ tại tổ 8 (nay là tổ 7) phường Thịnh Lang do Phạm Thanh Út làm giám đốc, người đại diện pháp luật của công ty được UBND tỉnh cho thuê để thực hiện việc sản xuất kinh doanh, công ty phải trả tiền thuê đất hàng năm đến năm 2059; trên diện tích đất này không có đất ở (thổ cư) và không được chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp. Nhưng ngay sau khi được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), Phạm Thanh Út đã đem cầm cố, thế chấp để vay tiền. Sau đó làm thủ tục tách GCNQSDĐ mảnh đất nói trên thành 2 GCNQSDĐ và tiếp tục mang đi thế chấp vay tiền của nhiều người.
Với các thủ đoạn gian dối, từ năm 2011 - 2014, Phạm Văn Út đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với tổng số tiền 2,68 tỷ đồng bằng hình thức tự ý tách, bán quyền sử dụng đất và tiền đầu tư hạ tầng cho 6 cá nhân nhằm mục đích xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền của các trường hợp trên, Phạm Văn Út không làm thủ tục cấp phép xây dựng và cấp GCNQSDĐ cho các cá nhân đã mua quyền sử dụng đất tại dự án của Công ty TNHH hoa - cây cảnh Thanh Út. Khi biết diện tích đất đã mua của Phạm Thanh Út không có đất ở (thổ cư) và không được chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp và là đất do UBND tỉnh cho công ty thuê sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh (đất thương mại - dịch vụ) với thời hạn 50 năm, các cá nhân yêu cầu trả lại tiền thì Phạm Văn Út từ chối, lấy lý do dự án vẫn đang tiếp tục được thực hiện. Đồng thời, cam kết làm các thủ tục chuyển đổi sang đất thổ cư, cấp GCNQSDĐ để lẩn tránh việc trả lại tiền. Sau nhiều lần đòi tiền không được, các cá nhân đã có đơn tố cáo hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Phạm Văn Út.
Quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa xét xử, Phạm Văn Út không thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của bản thân. Tuy nhiên, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Sau khi xem xét toàn diện nội dung vụ án, Hội đồng xét xử TAND tỉnh đã tuyên phạt bị cáo Phạm Văn Út mức án 15 năm tù theo điểm a, khoản 4, Điều 174, Bộ luật Hình sự. Về trách nhiệm dân sự, buộc bị cáo phải có trách nhiệm bồi hoàn toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt của phía bị hại.
P.V
Ngày 25/5, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 26 bị cáo trong vụ án buôn lậu 1.287 container thiết bị, máy móc đã qua sử dụng từ nước ngoài về Việt Nam, với tổng giá trị hơn 217 tỷ đồng.
Ngày 24/5, Công an thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ hình sự hai đối tượng cướp 100 triệu đồng tại điểm giao dịch Viettel trên địa bàn.
Sau gần 2 tuần xét xử sơ thẩm, sáng 24/5, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đã tuyên phạt 62 bị cáo trong đường dây đánh bạc gần 1.000 tỷ đồng ở An Giang tổng cộng 208 năm 6 tháng tù về các tội "Tổ chức đánh bạc”, "Đánh bạc”; buộc các bị cáo nộp lại hơn 4,846 tỷ đồng tiền thu lợi bất chính.
Ngày 24/5, Công an huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh cho biết đang tạm giữ hình sự các đối tượng: Nguyễn Văn Nghe (sinh năm 1956), Nguyễn Thị Nhanh (sinh năm 1963), cùng ngụ phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và Nguyễn Hoàng Dũng (sinh năm 1985, ngụ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) để điều tra làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả, sử dụng tài liệu cơ quan, tổ chức.
Trần Hoài Thương khai nhận, đã nhiều lần đánh đập cháu bé, là con của bạn gái đang sống cùng phòng trọ.
(HBĐT) - Tuyến sông Đà qua tỉnh Hòa Bình có chiều dài khoảng 100 km, phía hạ lưu qua TP Hoà Bình, thượng lưu từ TP Hòa Bình qua huyện Đà Bắc lên các huyện của tỉnh Sơn La. Trên tuyến hiện có 10 phương tiện chở hàng hóa ở thượng lưu, 14 phương tiện hoạt động khu vực hạ lưu và trên 230 phương tiện chở khách ở khu vực hồ Hòa Bình. Tuy nhiên, theo Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, phương tiện thuỷ nội địa hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch trên vùng lòng hồ sông Đà không đủ điều kiện hoạt động vẫn tham gia kinh doanh chiếm trên 2/3 số phương tiện hiện có, tiềm ẩn nguy cơ cao mất ATGT đường thuỷ nội địa.