Cử tri kiến nghị: Đề nghị quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành T.Ư xem xét nghiên cứu sớm hoàn thiện, ban hành các quy định về xử lý những người cố tình lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo (KN-TC) để gây rối, có hành vi can thiệp, cản trở hoạt động tiếp công dân (TCD), giải quyết KN-TC của các cơ quan chức năng.


- Thanh tra Chính phủ trả lời tại Văn bản số 1715/BC-TTCP, ngày 20/8/2024: Qua tổng hợp ý kiến đề xuất của bộ, ngành, địa phương về hành vi vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực TCD, giải quyết KN-TC, kiến nghị, phản ánh và nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan về xử phạt VPHC, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), Thanh tra Chính phủ nhận thấy, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này đã được phản ánh đầy đủ. Các hành vi vi phạm tập trung vào 3 nhóm chính cần xử phạt:

- Nhóm thứ nhất, bao gồm các hành vi tập trung đông người tại nơi TCD, cơ quan có thẩm quyền giải quyết KN-TC để la hét hoặc phát ra những âm thanh gây náo động, ùn tắc giao thông; đập phá các công trình, tài sản tại nơi TCD, cơ quan có thẩm quyền giải quyết KN-TC; mua chuộc, lôi kéo, dụ dỗ, cưỡng ép người khác tụ tập đông người để KN-TC sai sự thật... đây là biểu hiện của hành vi gây mất trật tự công cộng. Chế tài để xử lý các hành vi này đã được quy định tại Điều 7, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình (ANTT, ATXH; PCTNXH; PCCC; CNCH; PCBLGĐ).

- Nhóm thứ hai, bao gồm các hành vi dùng cử chỉ, lời nói, hành động xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng của cán bộ TCD, giải quyết KN-TC, kiến nghị, phản ánh. Người có hành vi này nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự về tội vu khống (Điều 156-Bộ luật Hình sự) hoặc tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 331-Bộ luật Hình sự). Trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 7 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực ANTT, ATXH; PCTNXH; PCCC; CNCH; PCBLGĐ và điểm a khoản 3, Điều 99 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, ngày 03/02/2020 quy định VPHC trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT và giao dịch điện tử.

- Nhóm thứ ba, bao gồm các hành vi vi phạm của CB,CC,VC trong khi thực hiện nhiệm vụ giải quyết KN-TC. Các hành vi này đã được quy định tại Nghị định số 31/2019/NĐ-CP, ngày 10/4/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo và Nghị định số 124/2020/NĐ-CP, ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại. Các Nghị định này đã quy định chi tiết hình thức xử lý kỷ luật đối với CB,CC trong quá trình giải quyết KN-TC có hành vi vi phạm pháp luật và có dẫn chiếu các quy định pháp luật về CB,CC,VC để xử lý người có hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, KN-TC và quyền con người, quyền công dân được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013. Việc đề xuất xây dựng Nghị định xử lý VPHC trong lĩnh vực TCD, giải quyết KN-TC, kiến nghị, phản ánh có thể gây hiểu nhầm và tạo dư luận xấu đối với các cơ quan nhà nước; đồng thời, ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh các thế lực thù địch chống phá, lợi dụng quyền tự do, dân chủ, quyền con người để xuyên tạc đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Từ những lý do nêu trên, Thanh tra Chính phủ đề xuất Thủ tướng Chính phủ không xây dựng một Nghị định riêng quy định xử lý VPHC trong lĩnh vực TCD, giải quyết KN-TC, kiến nghị, phản ánh. Tiếp thu ý kiến các bộ, ngành, địa phương, Thanh tra Chính phủ chuyển báo cáo (tổng hợp đề xuất của các bộ, ngành, địa phương về hành vi VPHC trong lĩnh vực TCD, giải quyết KN-TC, kiến nghị, phản ánh) tới các bộ, ngành chức năng để nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật về xử lý VPHC thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành. Nếu phát hiện những hành vi chưa được pháp luật điều chỉnh thì các bộ, ngành chủ động đề xuất với Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định xử phạt VPHC thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực ANTT, ATXH; PCTNXH; PCCC; CNCH; PCBLGĐ và Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, ngày 03/02/2020 quy định VPHC trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT và giao dịch điện tử.


P.V (TH)

Các tin khác


Gia tăng tai nạn nghiêm trọng do lái xe sử dụng thiết bị nghe, nhìn khi tham gia giao thông

Gần đây, ở Thành phố Hồ Chí Minh liên tiếp xảy ra tai nạn giao thông gây chết người do hành vi sử dụng điện thoại di động, các thiết bị nghe, nhìn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Phòng Cảnh sát giao thông Thành phố Hồ Chí Minh (PC08) đã cảnh báo nguy hiểm do hành vi trên.

Công an huyện Tân Lạc xử lý 2 thanh niên vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Theo Công an huyện Tân Lạc, vào hồi 14h ngày 9/10, tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông - trật tự, Công an huyện thực hiện nhiệm vụ tuần tra tuyến Quốc lộ 6 thuộc địa phận các xã Phú Cường, Phong Phú. Đến khoảng 14h30' nhận được tin báo có một số thanh thiếu niên điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm, không gắn biển kiểm soát. Tại khu vực đèo đá trắng, Tổ công tác đã phối hợp với Công an xã Phú Cường giữ, xử lý 2 trường hợp: Đinh Văn C, sinh năm 2006, trú tại xóm Khanh, xã Phú Cường; Bùi Văn D, sinh năm 2008, trú tại xóm Trao, xã Phú Cường.

9 tháng xảy ra 18 vụ cháy

Trong 9 tháng năm 2024, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra 18 vụ cháy. Trong đó, 5 vụ cháy nhà ở riêng lẻ, 1 vụ cháy nhà ở kết hợp sản xuất, 1 vụ cháy cửa hàng kinh doanh và sửa chữa xe máy, 3 vụ cháy nhà xưởng công nghiệp, 1 vụ cháy xe ô tô, 1 vụ cháy ki ốt, 1 vụ cháy kho hàng hoá, 1 vụ cháy chợ, 1 vụ cháy trạm biến áp, 3 vụ cháy rừng và 1 sự cố cháy do thiên tai (trụ sở làm việc). 

Xã Nhân Nghĩa lan tỏa phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Nằm ở trung tâm vùng Cộng Hòa, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) có địa bàn rộng, giao thông thuận lợi cho việc giao lưu, giao thương hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện cho các loại tội phạm về ma túy, trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản… lợi dụng để hoạt động.

Thành phố Hòa Bình: Xử lý nghiêm học sinh vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông

Theo đánh giá của lực lượng chức năng, thời gian qua, tình trạng học sinh, thanh thiếu niên (TTN) vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn TP Hòa Bình vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn, va chạm. Qua theo dõi trên một số tuyến đường có đông học sinh thường xuyên đi lại, tình trạng học sinh, nhất là học sinh bậc THPT điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện vi phạm, gây mất TTATGT, ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông khác, có trường hợp đi xe gắn máy lạng lách, đánh võng, bốc đầu, rú ga, vượt đèn đỏ gây nguy hiểm cho bản thân và người đi đường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT).

Huyện Lạc Thủy: Bồi dưỡng kiến thức cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Phòng Tham mưu, Công an tỉnh phối hợp Công an huyện Lạc Thủy vừa tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 150 học viên thuộc lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở của 112 thôn, khu dân cư trên địa bàn huyện về công tác bảo đảm an ninh trật tự phục vụ xây dựng nông thôn mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục