Ngày 2/1, Toà án nhân dân tỉnh Hoà Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Dậu (SN 1969), trú tại tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hoà Bình), nguyên cán bộ Trung tâm Giám định pháp y tỉnh về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bị cáo Nguyễn Thị Dậu tại phiên toà hình sự sơ thẩm.
Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2015 - 2017, mặc dù là người không có chức năng tuyển dụng cán bộ, công chức vào làm việc tại các cơ quan Nhà nước, nhưng Nguyễn Thị Dậu đã trao đổi với chị Phạm Thị Thu Hà và bà Trần Thị Minh Hiền những thông tin không có thật; nhận bản thân có thể lo được cho người có nhu cầu xin việc, biên chế trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh với chi phí từ 110 - 450 triệu đồng/trường hợp.
Do tin tưởng những thông tin gian dối Nguyễn Thị Dậu đưa ra, chị Phạm Thị Thu Hà và bà Trần Thị Minh Hiền đã trao đổi lại với 13 công dân có nhu cầu xin việc, vào biên chế trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh cho thân nhân. Sau đó, 13 công dân đã thông qua chị Hà, bà Hiền đặt vấn đề và đưa tiền để nhờ Dậu xin việc cho thân nhân của họ với tổng số tiền 2,89 tỷ đồng.
Sau khi nhận số tiền này, Dậu đã chiếm đoạt và sử dụng hết vào mục đích cá nhân. Do thấy không có kết quả, các công dân đã yêu cầu trả lại tiền, Nguyễn Thị Dậu mới chỉ trả lại được hơn 1,018 tỷ đồng cho chị Phạm Thị Thu Hà và bà Trần Thị Minh Hiền để trả lại cho các công dân.
Sau khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền của các công dân, Nguyễn Thị Dậu đã bỏ trốn khỏi địa phương. Đến ngày 13/5/2024 đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh bắt giữ theo quyết định truy nã.
Với hành vi phạm tội nêu trên, tại phiên tòa xét xử, sau khi xem xét toàn diện nội dung vụ án, Hội đồng xét xử Toà án nhân dân tỉnh đã tuyên phạt Nguyễn Thị Dậu 9 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo khoản 4, Điều 174, Bộ luật Hình sự. Về trách nhiệm dân sự, Hội đồng xét xử buộc bị cáo phải hoàn trả số tiền đã chiếm đoạt của các công dân.
M.H
Theo Điều 21 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, từ 1/1/2025, chỉ được sử dụng tín hiệu còi của phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong các trường hợp: Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông và báo hiệu chuẩn bị vượt xe.
Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, tăng nặng mức xử phạt từ vài lần đến vài chục lần với nhiều lỗi vi phạm giao thông so với quy định hiện hành. Đặc biệt, các hành vi tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông sẽ bị xử lý nghiêm khắc hơn.
Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, tăng nặng mức xử phạt từ vài lần đến vài chục lần với nhiều lỗi vi phạm giao thông so với quy định hiện hành. Đặc biệt, các hành vi tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông sẽ bị xử lý nghiêm khắc hơn.
Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, tăng nặng mức xử phạt từ vài lần đến vài chục lần với nhiều lỗi vi phạm giao thông so với quy định hiện hành. Đặc biệt, các hành vi tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông sẽ bị xử lý nghiêm khắc hơn.
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (hiệu lực từ 1/1/2025) yêu cầu bật đèn sớm hơn từ 18h và có quy định chi tiết hơn về sử dụng đèn khi tham gia giao thông.
Những bức xúc của người dân liên quan đến việc bán nhà văn hóa (NVH) thôn Đầm Đa, xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy trong thời gian qua dẫn đến đơn thư vượt cấp, để lại bài học kinh nghiệm sâu sắc cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc sâu sát cơ sở, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.