Theo thông tin từ Công an tỉnh, vào hồi 16h45’ ngày 15/1, trong quá trình lặn vớt kích điện do các đối tượng vi phạm sử dụng để đánh bắt cá ném xuống sông Đà tại khu vực chân trụ T8, cầu Hòa Bình (phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình), lực lượng chức năng đã phát hiện khoảng 10 vật thể hình trụ dài 40 - 60cm nghi là vật liệu nổ (đạn pháo) tồn sót sau chiến tranh.
Vật thể nghi là đạn pháo tồn sót sau chiến tranh được phát hiện tại chân trụ T8 cầu Hòa Bình chiều 15/1/2025.
Ngay sau khi phát hiện, lực lượng chức năng địa phương đã thông báo các cơ quan chức năng liên quan để thực hiện các biện pháp bảo vệ, khoanh vùng, cảnh báo nguy hiểm.
Ngày 16/1, Sở Giao thông Vận tải đã có công văn gửi UBND tỉnh đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn. Theo đó, đề nghị UBND tỉnh cử ngay lực lượng kiểm tra, xác định mức độ nguy hiểm của các vật thể nghi là vật liệu nổ tồn sót sau chiến tranh (đạn pháo) tại vị trí chân trụ T8, cầu Hòa Bình và kịp thời thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn; kiểm tra toàn bộ phạm vi bảo vệ các cầu Hòa Bình, Hữu Nghị, Thống Nhất qua sông Đà, thành phố Hòa Bình.
Trước đó, năm 2023 và năm 2024, các đơn vị chức năng địa phương đã tiếp nhận, xử lý hàng chục quả đạn pháo tồn sót sau chiến tranh do người dân phát hiện dưới lòng sông Đà khi mực nước ở hạ lưu xuống thấp. Trong đó, trên 20 vật liệu nổ là đạn pháo, đạn cối 80mm và các loại lựu đạn.
Trước sự việc trên, các cơ quan chức năng thành phố Hòa Bình đã khuyến cáo, yêu cầu người dân không tự ý tìm kiếm các loại vật liệu nổ còn tồn sót dưới lòng sông để bán phế liệu. Khi phát hiện phải kịp thời báo cáo các cơ quan chức năng để có phương án xử lý an toàn.
M.H
Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của các ông, bà: Nguyễn Thanh Đức, Nguyễn Ngọc Dũng, Kiều Đăng Nam, Lê Thị Hồng Thắng, Khuất Tự Long, cùng trú tại xóm Kẽm, xã Lâm Sơn (Lương Sơn), đại diện cho 26 hộ dân phản ánh về việc: Từ năm 1970, các hộ gia đình đã đến khu vực xóm Kẽm khai hoang, phục hóa hơn 30ha đất rừng để trồng trọt, chăn nuôi, ổn định cuộc sống. Trên phần diện tích đất này, các hộ sử dụng ổn định không có tranh chấp. Nhưng đến năm 1991, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoà Bình đã lập rào chắn và tìm cách ngăn cản các gia đình sử dụng phần diện tích đất khai hoang, phục hóa từ năm 1970, lý do hơn 30ha này đã được UBND tỉnh giao cho công ty sử dụng. Việc này người dân không được biết, gây bức xúc và ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất (SDĐ) của nhân dân...
Ngày 15/1, Bộ CHQS tỉnh tổ chức tổng kết hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Ngày 15/1, Bộ CHQS tỉnh và Học viện Quốc phòng tổ chức tọa đàm, trao đổi về công tác quốc phòng, quân sự địa phương (QP-QSĐP) với đoàn cán bộ, giảng viên, học viên lớp đào tạo ngắn hạn chỉ huy, tham mưu cao cấp của Quân đội Hoàng gia Campuchia.
Sáng 15/1, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã mở phiên tòa xét xử nguyên Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng và 9 bị cáo khác liên quan vụ án hình sự "Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" tại dự án Hạc Thành Tower, quy định tại khoản 3, điều 219, Bộ Luật Hình sự.
Trong những năm qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) thành phố Hòa Bình chú trọng thực hiện tốt công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, góp phần nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố (THQCT), kiểm sát hoạt động tư pháp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.