Ngày 13/3, Hội thảo khoa học "Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để tạo đột phá trong xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới" được tổ chức tại Bộ Tư pháp.


Hội thảo khoa học "Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để tạo đột phá trong xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới".

Thứ trưởng Bộ Tư phápNguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh, thời gian qua, Đảng, Nhà nước chú trọng tới việc đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, thể hiện ở nhiều văn bản chỉ đạo như: Thông báo số 108-TB/VPTW ngày 18/11/2024 về kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp; Kết luận 119-KL/TW ngày 20/1/2025 về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.

Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp đã xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) với nội dung mới, mang tính đột phá về quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL. Ngày 19/2/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật này theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2025, thay thế Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Bộ Tư pháp đang xây dựng 3 Nghị định hướng dẫn để triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, thống nhất Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) trên toàn quốc.

Tại hội thảo, TS Phan Chí Hiếu,Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, thời gian gần đây, trong các văn kiện, báo cáo chính thức hoặc trên các diễn đàn, hội nghịthường hay nhắc đến tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định pháp luật. Nhiều ý kiến cho rằng, những mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật đã gây khó khăn trong quá trình thực hiện, tạo "điểm nghẽn” cho quá trình phát triển kinh tếxã hội.

Do đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, rà soát VBQPPL, đặc biệt khi quy trình xây dựng VBQPPL ngày càng đơn giản thì việc kiểm soát "sản phẩm” đầu ra phải càng chặt chẽ; Bộ Tư pháp có thểxem xét,báo cáo, tham mưu Chính phủ để thực hiện tổng rà soát hệ thống VBQPPL. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng xây dựng và thẩm tra các VBQPPL, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống VBQPPL.

Theo PGS.TS. Dương Đăng Huệ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp), trong quá trình xây dựng pháp luật, nhất là những văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề mới phát sinh trong xã hội, nhà lập pháp thường gặp phải những vấn đề mới chưa được làm rõ về mặt khái niệm cũng như nội dung. Vì vậy, cácnhà lập pháp nước ta cần nghiên cứu, làm rõ các vấn đề có tính chất học thuật để sử dụng một cách chính xác, giúp chuyển tải được đúng đắn ý chí của người soạn thảo VBQPPL.

Phát biểu tại hội thảo, TS Hoàng Thị Thúy Hằng, Phó trưởng Ban Pháp chế Hội đồng nhân dânTPHà Nội đã nêu giải pháp tạo đột phá để nâng cao chất lượng, hiệu quả mối quan hệ giữa HĐND với UBND trong nhận diện và giải quyết những vấn đề, chính sách lớn của địa phương. Trong đó,cần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong nhận diện, phát hiện vấn đề quan trọng của thành phố, của HĐND; đổi mới phương thức phối hợp giữa HĐND và UBND; đẩy mạnh công khai, minh bạch trong hoạt động, tiếp nhận ý kiến của cử tri và nhân dân về các vấn đề bức xúc, dân sinh nói chung và các vấn đề, chính sách quan trọng của địa phương nói riêng.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Chủ chung cư mini trong vụ cháy làm 56 người chết bị đề nghị 11-12 năm tù

Chiều 11/3, phiên tòa xét xử vụ cháy tòa nhà chung cư mini khiến 56 người tử vong (tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) chuyển sang phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã trình bày bản luận tội và đề nghị án đối với 8 bị cáo trong vụ án.

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền ngành Kiểm sát nhân dân

Chiều 10/3, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Đài Truyền hình Việt Nam ký kết Chương trình phối hợp về công tác tuyên truyền giai đoạn 2025-2026.

Xét xử vụ cháy chung cư ở Hà Nội: Cách làm việc nửa vời của 7 cựu cán bộ

Chiều 10/3, tại phiên tòa xét xử vụ cháy tòa nhà chung cư mini trên phố Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) khiến 56 người tử vong, 7 bị cáo là các cựu cán bộ phường Khương Đình và cựu Đội trưởng Đội Thanh tra Xây dựng quận Thanh Xuân đã trả lời thẩm vấn của Hội đồng xét xử, để làm rõ hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

"Yêu trẻ em”, thuận tình cũng lĩnh án

Ngày 10/3, Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo B. N. Đ (sinh ngày 18/1/2009), trú tại xã Yên Trị, huyện Yên Thủy về tội "Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Triệt xóa đường dây cá độ bóng đá với số tiền giao dịch 400 tỷ đồng

Ngày 9/3, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Kiên Giang cho biết vừa triệt xóa đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá trên không gian mạng, với tổng số tiền giao dịch lên đến khoảng 400 tỷ đồng.

Xã Cao Dương: Lúc dân cần, lúc dân khó có công an

Xã Cao Dương nằm ở phía Đông Nam của huyện Lương Sơn, cách trung tâm huyện gần 40 km. Toàn xã được chia thành 26 thôn, xóm với 3.876 hộ, 16.923 nhân khẩu; có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 85%. Là địa phương có độ mở cao, thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, tình hình an ninh, trật tự có lúc, có việc diễn biến khá phức tạp, đặt ra cho cấp uỷ, chính quyền và công an cơ sở nhiều thách thức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục