Chiều 21/4, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 398) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác quý I năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì hội nghị. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp
Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, Trưởng ban Chỉ đạo 398 quốc gia cho biết, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ đầu năm đến nay diễn biến rất phức tạp, xảy ra một số vụ việc rất nghiêm trọng tại một số địa phương, trong đó có việc sản xuất, buôn bán hàng giả là sữa, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng. Trong bối cảnh chúng ta đang triển khai sắp xếp bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức có thay đổi, đòi hỏi hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phải chủ động, quyết liệt hơn nữa, đặc biệt là không để khoảng trống để các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại lợi dụng.
Theo Phó Thủ tướng, tình hình thế giới biến động rất phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi bấp bênh, xung đột cục bộ, cạnh tranh giữa các nước, đặc biệt giữa các nước lớn rất phức tạp. Gần đây nhất là những thay đổi trong chính sách thương mại, đặc biệt là thuế, của một số nước lớn gây ra tác động rất lớn đối với kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam, ảnh hưởng nhiều mặt và tiềm ẩn nguy cơ đối với ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng và hoạt động xuất nhập khẩu, quản lý thị trường trong nước. Tại thị trường nội địa, giá cả một số mặt hàng biến động, nhu cầu hàng hóa dịp Tết tăng cao nên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp với quy mô, tính chất ngày càng tinh vi.
Đánh giá các lực lượng chức năng đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm như vụ sữa giả ở Hà Nội, thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả ở Thanh Hóa…, song Phó Thủ tướng cho rằng, nhìn nhận khách quan, công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả hiện chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý nhà nước và kỳ vọng của người dân. Một số nơi chưa thực sự bám sát tình hình địa bàn, chưa làm tốt trách nhiệm, thậm chí còn buông lỏng trong việc đôn đốc, kiểm tra. Vẫn còn xảy ra một số vụ việc nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận, lo lắng trong nhân dân.
Xử lý 30.651 vụ việc vi phạm
Báo cáo của Ban Chỉ đạo do Chánh Văn phòng Thường trực Lê Thanh Hải trình bày cho thấy, trong quý I/2025, các đơn vị, địa phương bắt giữ, xử lý 30.651 vụ việc vi phạm (giảm 0,77% so với cùng kỳ). Trong đó, các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 6.754 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu (tăng 74,51% so với cùng kỳ); 22.774 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế (giảm 11,06% so với cùng kỳ); 1.113 vụ hàng giả, vi phạm sử hữu trí tuệ (giảm 20,9% so với cùng kỳ); thu nộp ngân sách nhà nước hơn 4.616,7 tỷ đồng (tăng 59,45% so với cùng kỳ); khởi tố hình sự 1.328 vụ (tăng 18,36% so với cùng kỳ), 2.046 đối tượng (tăng 21,35% so với cùng kỳ).
Trong đó, ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng bắt giữ 3.873 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan; trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 8.465 tỷ đồng; thu nộp ngân sách nhà nước 281,3 tỷ đồng. Riêng tội phạm về ma túy, lực lượng Hải quan chủ trì, phối hợp các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng phát hiện, bắt giữ 48 vụ/47 đối tượng, trong đó cơ quan Hải quan chủ trì 17 vụ; tang vật thu giữ 202 kg ma túy các loại.
Lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý 5.619 vụ vi phạm pháp luật; trong đó 1.337 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 3.259 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; 1.023 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; thu nộp ngân sách nhà nước 79 tỷ đồng.
Lực lượng Bộ đội Biên phòng chủ trì bắt giữ 294 vụ buôn lậu, mua bán, vận chuyển hàng cấm, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; khởi tố vụ án hình sự 99 vụ, 113 đối tượng; thu nộp ngân sách nhà nước từ xử phạt vi phạm hành chính và bán phát mại hàng hóa bị tịch thu 6,4 tỷ đồng; thu giữ 96,59 kg ma túy các loại.
Lực lượng Cảnh sát biển bắt giữ, xử lý 124 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa; khởi tố vụ án hình sự 17 vụ, 17 đối tượng; trị giá hàng hóa tạm giữ ước tính trên 6 tỷ đồng.
Theo ông Lê Thanh Hải, tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc nổi lên hoạt động buôn lậu, mua bán, vận chuyển trái phép ma túy, pháo nổ, rượu, nguyên liệu thuốc lá, dược liệu (sâm), ngoại tệ, gia cầm giống, thực phẩm đông lạnh..., qua biên giới các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Tuyến biên giới Việt Nam - Lào, nổi lên hoạt động buôn lậu, mua bán, vận chuyển trái phép ma túy, pháo nổ, thuốc lá điếu, đường cát, quặng, vàng..., qua biên giới các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum.
Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, nổi lên hoạt động buôn lậu, trốn thuế, mua bán, vận chuyển trái phép ma túy, pháo nổ, thuốc lá điếu, đường cát, gia súc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mỹ phẩm, vàng, ngoại tệ... qua biên giới các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.
Tuyến biển, cảng biển nổi lên hoạt động buôn lậu, mua bán, vận chuyển trái phép ma túy, pháo nổ, vật liệu nổ, thuốc lá điếu ngoại, sản phẩm động vật hoang dã, đường cát, rượu, xăng, dầu, than, khoáng sản, phân bón, hàng hóa nguồn gốc nước ngoài đã qua sử dụng, thực phẩm đông lạnh, gia cầm giống..., tập trung ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Cà Mau, Kiên Giang... Đáng chú ý, thời điểm cuối năm 2024 và đầu năm 2025, lực lượng chức năng tiếp tục thu giữ lượng lớn ma túy trôi dạt vào vùng biển các tỉnh phía Nam (Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng).
Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, mua bán, vận chuyển ma túy, tiền tệ, hàng hóa có giá trị cao như rượu, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng... diễn ra ở hầu hết các cảng hàng không và bưu chính quốc tế. Nổi lên là hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ châu Âu qua cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vào Việt Nam.
Một số phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng như lợi dụng loại hình thủ tục đơn giản với hàng hóa quá cảnh, chuyển cửa khẩu, loại hình miễn thuế đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, gia công sản xuất xuất khẩu, khai báo mặt hàng được ưu tiên làm thủ tục, miễn kiểm tra; cố tình khai sai tên hàng, thông số kỹ thuật, số lượng, chủng loại, khai báo trị giá thấp, trà trộn hàng vi phạm với hàng nhập khẩu chính ngạch để buôn lậu, thẩm lậu vào thị trường Việt Nam, gian lận thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa không có giấy phép, không đủ điều kiện, trốn thuế,... Lợi dụng các sàn thương mại điện tử (Shopee, Tiktok, Lazada, Tiki...) và sử dụng các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo...), công cụ livestream để quảng cáo, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ với đa dạng các mặt hàng...
Theo TTXVN
Từ nguồn tin của quần chúng nhân dân, những ngày cuối năm 2024, lực lượng Công an xã Thành Sơn (Mai Châu) phối hợp các đơn vị chức năng của tỉnh, huyện kịp thời phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ 5 đối tượng khai thác vàng trái phép tại khu vực rừng thuộc xóm Nà Lụt, xã Thành Sơn. Theo Trung tá Hà Anh Minh, Trưởng Công an xã Thành Sơn, khu vực các đối tượng khai thác vàng trái phép có đường đi khó khăn, hiểm trở, nên việc tiếp cận hiện trường nắm bắt hoạt động và tổ chức bắt giữ quả tang các đối tượng gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, được sự hỗ trợ, giúp đỡ tích cực, hiệu quả của quần chúng nhân dân, sau thời gian triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tổ công tác của Công an xã và các đơn vị chức năng đã tiếp cận hiện trường, tổ chức đột kích bắt quả tang 5 đối tượng là người địa bàn khác khai thác vàng trái phép. Tại hiện trường, lực lượng Công an thu giữ nhiều phương tiện, hóa chất độc hại được các đối tượng dùng để phục vụ việc khai thác, chiết xuất vàng từ quặng.
Tính riêng trong tháng 2/2025, các đơn vị chức năng Công an tỉnh phát hiện 10 cá nhân có hành vi đăng tải, chia sẻ, bình luận nội dung sai sự thật, xúc phạm cá nhân, tổ chức liên quan đến việc thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh. Xử phạt vi phạm hành chính 3 trường hợp với tổng số tiền 22,5 triệu đồng; tiếp tục làm việc, hoàn thiện hồ sơ để xử lý theo quy định pháp luật đối với 7 trường hợp. Sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời của lực lượng Công an đã góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Thời gian qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) hai cấp tỉnh Hòa Bình đã thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hàng trăm vụ án hình sự, qua đó kịp thời phát hiện nhiều vi phạm, ban hành nhiều kháng nghị phúc thẩm. Kết quả công tác kháng nghị phúc thẩm của ngành Kiểm sát đã góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh, sau một thời gian ngắn phát lệnh truy nã, đến khoảng 22 giờ ngày 18/4, đối tượng bị truy nã Bùi Đình Khánh (31 tuổi) trú tại phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã sa lưới khi đang lẩn trốn tại khu vực đường tránh, địa phận phố Lễ Môn, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa.
Đêm 17/4, trong quá trình triệt phá chuyên án ma túy đặc biệt nghiêm trọng, một cán bộ của Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ.
Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h50’ ngày 16/4 xảy ra vụ cháy tại khu đồi Vàng, thôn Ao Kềnh, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn thuộc đất của Công ty TNHH xi măng Vĩnh Sơn quản lý.