Mua bán người trở thành một loại tội phạm gây bức xúc trong xã hội

Mua bán người trở thành một loại tội phạm gây bức xúc trong xã hội

Nhìn vào thực tế tình hình mua bán người đã và đang trở thành vấn nạn gây bức xúc không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới mới thực sự thấy cần thiết phải ban hành luật phòng, chống mua bán người.

 

4.008 nạn nhân bị lừa bán chỉ trong 5 năm

Theo Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày, tình hình tội phạm mua bán người nói chung và mua bán phụ nữ trẻ em nói riêng diễn biến ngày càng phức tạp, đa dạng. Tính chất, quy mô và thủ đoạn diễn biến ngày càng nghiêm trọng, tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức chặt chẽ và xuyên quốc gia.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường dẫn số liệu trong 5 năm (từ 2004 – 2009) cả nước đã xảy ra 1.586 vụ, 2.888 đối tượng, lừa bán 4.008 nạn nhân. So với 5 năm trước tăng 1.090 vụ, 2.117 đối tượng và 2.935 nạn nhân. Đáng chú ý, tình trạng buôn bán trẻ sơ sinh, trẻ trong bào thai, mua bán nam giới xảy ra ngày càng nhiều tại một số địa phương. Đã xuất hiện một số đường dây đưa người sang Trung Quốc bán nội tạng cho các bệnh viện tư, dẫn đến nạn nhân bị tử vong.

Từ thực tế đó, dự Luật phòng, chống mua bán người do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo với sự tham gia của các cơ quan khác như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với những quy định tập trung, thống nhất những vấn đề có tính nguyên tắc, định hướng cho công tác phòng chống mua bán người được cho là một đòi hỏi khách quan, phù hợp thực tiễn.

Cần hài hòa giữa phòng và chống

Tuy nhiên, nhiều ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn băn khoăn, từ phạm vi điều chỉnh đến nhiều quy định cụ thể của dự thảo luật này.

Trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bà Lê Thị Thu Ba, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp nhận định, khái niệm “mua bán người” được giải thích như trong dự thảo Luật (nhấn mạnh yếu tố sử dụng thủ đoạn, trừ khi nạn nhân là người chưa thành niên, người có khiếm khuyết về trí tuệ hoặc thể chất) đã thu hẹp phạm vi của tội mua bán người mà Bộ luật Hình sự đã quy định.

Bà Lê Thị Thu Ba nói: “Là luật chuyên ngành về phòng, chống mua bán người; dự thảo luật cần phải  quy định một cách đầy đủ, cụ thể tất cả các hành vi mua bán người, kể cả các hành vi vi phạm khác liên quan tới mua bán người chứ không nên đưa ra một định nghĩa mà trong đó lại có nhiều cụm từ chưa rõ về nội hàm”.

Tương tự, các khái niệm “nạn nhân” và “người cần được xác minh là nạn nhân” cũng chưa được dự thảo Luật giải thích một cách chính xác.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận, Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng lưu ý vấn đề ngân sách xã hỗ trợ cho nạn nhân. Bởi ngân sách cấp xã hiện nay eo hẹp, hầu như không có gì liệu có cáng đáng được việc hỗ trợ nạn nhân hay không?

Theo các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các quy định về biện pháp, chính sách hỗ trợ nạn nhân không khả thi về điều kiện kinh tế và tính chất làm việc của UBND cấp xã hiện nay.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhận xét, dự luật vẫn “nặng” về quy định theo hướng mua bán từ trong nước ra nước ngoài nhiều hơn, nhưng thực tế tình trạng mua bán người đang diễn ra ngay trong nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu kết luận, dự thảo Luật được xây dựng từ tình hình thực tế về mua bán người ở nước ta đang có xu hướng gia tăng và phức tạp hiện nay. Vì thế, xác định phạm vi điều chỉnh của Luật, mối tương quan giữa công tác phòng và chống cần làm hài hòa, nhưng lấy phòng là chính để phát hiện sớm, ngăn chặn từ đầu.

Đồng thời “Ban soạn thảo cần lưu ý không để những quy định của Luật khi ban hành lại “vênh” với những quy định pháp luật khác như Bộ Luật hình sự”, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu khuyến nghị. Theo dự kiến, dự thảo Luật này sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp cuối năm nay.

 

                                                                                        Theo BLĐ

Các tin khác


Đồng bộ, quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến rõ nét, tích cực. Để có được kết quả đó là do cấp ủy, chính quyền các cấp đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) một cách quyết liệt, đồng bộ, thống nhất cao từ trên xuống dưới...

Bắt 4 đối tượng tạt sơn vào nhiều xe ô tô

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại phường Định Công.

Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Bắt cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Điều khiển xe mô tô lạng lách, quay video tung lên mạng, nam thanh niên bị xử phạt 7,5 triệu đồng

Công an huyện Mai Châu cho biết, đơn vị vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Đinh Văn D. (SN 2003), trú tại xã Mai Hịch 7,5 triệu đồng về các hành vi vi phạm quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Bắt đối tượng mua bán, tàng trữ ma túy với thủ đoạn tinh vi

Công an tỉnh Hoà Bình cho biết, trong 2 ngày 2 - 3/5, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm (ĐTTP) về ma túy đã liên tiếp phát hiện 2 vụ, bắt 3 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý với thủ đoạn tinh vi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục