Dù được quan tâm đầu tư trang bị vũ khí đầy đủ nhưng hiện nay lực lượng dân quân của tỉnh vẫn đưa các loại vũ khí thô sơ vào sử dụng hiệu quả trong huấn luyện, chiến đấu.

Dù được quan tâm đầu tư trang bị vũ khí đầy đủ nhưng hiện nay lực lượng dân quân của tỉnh vẫn đưa các loại vũ khí thô sơ vào sử dụng hiệu quả trong huấn luyện, chiến đấu.

(HBĐT) - Từ những “hạt giống đỏ” của lớp huấn luyện quân sự đầu tiên được tổ chức ở Chiến khu Cách mạng Hiền Lương - Tu Lý, sau một thời gian ngắn, LLVT cách mạng của tỉnh đã không ngừng lớn mạnh. Trở thành lực lượng nòng cốt quy tụ khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc.

 

Trở về từ lớp huấn luyện quân sự tại Chiến khu Cách mạng Hiền Lương - Tu Lý, các học viên đã tỏa đi các địa phương gây dựng và phát triển phong trào cách mạng. Họ đã trở thành những nhân tố tích cực trong việc tuyên truyền, vận động và xây dựng LLVT cách mạng trong toàn tỉnh. Theo đó, đến tháng 3/1946, nghĩa là 7 tháng sau khi Cách mạng tháng 8/1945 thành công, LLVT tập trung của tỉnh đã có bước nhảy vọt cả về số lượng và chất lượng. Thực sự trở thành nòng cốt cho toàn dân đấu tranh chống thực dân Pháp. Để nâng cao chất lượng, hướng đến sự chính quy, đồng bộ, công tác huấn luyện, nâng cao trình độ quân sự, tác chiến cho LLVT cách mạng của tỉnh đã thường xuyên được quan tâm. Trong đó, tập trung vào những nội dung thiết thực, phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện và trang bị của từng địa phương như bắn súng, đánh chông, mìn, bắn cung, nỏ, chiến thuật du kích, phục kích... Nhờ vậy, các đội tự vệ đã từng bước phát triển thành các trung đội tự vệ, đại đội, tiểu đoàn Giải phóng quân, Vệ Quốc đoàn, Vệ Quốc quân với hàng trăm CB,CS.

 

Với tinh thần khẩn trương, tập trung củng cố và nâng cao sức chiến đấu của tiểu đoàn Vệ Quốc quân, tăng cường xây dựng lực lượng dân quân, du kích các huyện, xã trong toàn tỉnh nên sau khi hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào ngày 19/12/1946, quân và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã cùng với quân, dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đầy cam go. Trên địa bàn tỉnh, nhiều địa phương ở huyện Mai Châu, các xã Toàn Sơn, Hiền Lương (Đà Bắc), Cộng Hòa, Toàn Thắng (Lạc Sơn), thị xã Hòa Bình, Thịnh Lang, Mông Hóa, Yên Mông (Kỳ Sơn)... đã xây dựng được các đơn vị du kích tập trung của xã. Có nơi, lực lượng du kích được tổ chức lên tới 1 trung đội. Trong điều kiện còn khó khăn mọi mặt, vũ khí chủ yếu vẫn là dao, kiếm, nỏ, súng kíp, mìn và lựu đạn, dù vậy công tác huấn luyện cũng được tổ chức chu đáo. Nhờ đó, khi quân Pháp bắt đầu tấn công đánh chiếm Hòa Bình vào ngày 15/4/1947 đã bị LLVT tập trung của tỉnh, lực lượng dân quân du kích các xã chặn đánh. Trong đó, trận phục kích tại Lương Sơn đã tiêu diệt 30 tên và phá hỏng 3 xe vận tải quân sự của địch. Tại khắp các mũi tiến quân của địch đều bị LLVT tập trung của tỉnh và các đơn vị bộ đội chủ lực phối hợp bao vây, chặn từng bước tiến. Mặc dù có sự chênh lệch rất lớn về vũ khí, phương tiện chiến đấu và quân số, có pháo binh, máy bay yểm trợ nhưng phải mất đến gần 2 tháng, chịu nhiều tổn thất, quân Pháp mới tạm thời chiếm đóng được một số địa phương trong tỉnh.

 

Trong thời kỳ đầu, dù còn nhiều khó khăn, gian khổ nhưng LLVT cách mạng của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Theo đó, tính đến khoảng nửa cuối năm 1947, toàn tỉnh đã xây dựng được 10 trung đội du kích tập trung của huyện và tỉnh. Các vùng tự do, khu vực bị uy hiếp đều xây dựng được đội du kích xã có từ 20 - 30 đội viên, xã ít nhất cũng có 5 đội viên. Công tác huấn luyện quân sự từng bước được nâng lên, ngày càng sát với thực tế chiến đấu. Để khắc phục những thiếu thốn về vũ khí, nhiều đội du kích đã tích cực làm và sử dụng vũ khí tự tạo một cách sáng tạo và vô cùng lợi hại như: mũi tên tẩm thuốc độc, nỏ bắn 3 mũi tên, 5 mũi tên, bẫy đá, bẫy chông... đã gây nỗi hoang mang, khiếp đảm cho quân Pháp đồn trú ở Hòa Bình mỗi khi đi càn hay rơi vào ổ phục kích của quân ta.

 

Chính sự lớn mạnh nhanh chóng của LLVT cách mạng trong toàn tỉnh đã trở thành tiền đề cho sự ra đời của Tỉnh đội Dân quân Hòa Bình vào ngày 16/8/1947. Từ đây, cuộc đấu tranh vũ trang của quân và nhân dân tỉnh ta bước vào một thời kỳ mới.

 

 

Bài tiếp theo: “Đội quân nông dân” bước vào cuộc đánh lớn).

 

 

 

                                                                       Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Phường Thống Nhất cần sớm giải quyết dứt điểm trường hợp xây dựng lấn chiếm đất

Qua đường dây nóng, Báo Hòa Bình nhận được thông tin kiến nghị của bà Đỗ Thị Dung, trú tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ); đại diện hộ ông Đỗ Văn Tuận và bà Nguyễn Thị Liễu, tổ 6, phường Thống Nhất đề nghị UBND phường Thống Nhất và các cơ quan chức năng TP Hòa Bình giải quyết dứt điểm việc hộ ông Vũ Công Tuyên xây dựng nhà xưởng trái phép, lấn chiếm đất của các hộ giáp ranh ở thửa đất tại tổ 6, phường Thống Nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục