(HBĐT) - Các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những nội dung quan trọng của Bộ luật Dân sự (sửa đổi), trong đó, quy định nội dung các giao dịch đảm bảo và quy tắc giải quyết các vấn đề phát sinh trong giao dịch dân sự có đảm bảo.

 

Một trong những điểm mới của Dự thảo Bộ luật ngoài bổ sung biện pháp đảm bảo mới là “Bảo lưu quyền sở hữu” dự thảo Bộ luật đã bổ sung một số quy định mới về quyền của các bên trong quan hệ cầm cố, thế chấp tài sản. Cụ thể, bỏ khoản 2, Điều 331; khoản 4, Điều 349, Bộ luật Dân sự hiện hành quy định bên cầm cố, thế chấp được quyền bán, trao đổi, tặng, cho tài sản đã thế chấp, cầm cố nếu được bên nhận cầm cố, thế chấp đồng ý thay vào đó Dự thảo bổ sung Điều 330 quy định: Bên cầm cố, bên thế chấp có quyền bán, trao đổi, tặng, cho, thay thế tài sản cầm cố, thế chấp trong các trường hợp sau đây: a) Theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng cầm cố, thế chấp; b) Tài sản cầm cố, thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình SX -KD. Quyền yêu cầu thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản có được từ việc bán, thay thế hàng hóa luân chuyển trở thành tài sản cầm cố, thế chấp; c) Các trường hợp khác theo quy định của Luật. Đồng thời quy định trách nhiệm của bên cầm cố, bên thế chấp với bên nhận thế chấp, cầm cố khi bán, trao đổi, tặng, cho, thay thế, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, thế chấp: a) Thông báo bằng văn bản cho bên mua, bên trao đổi, bên nhận tặng, cho, bên thuê, bên mượn biết tài sản đang được cầm cố, thế chấp; b) Thông báo bằng văn bản cho bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp biết về việc bán, thay thế, trao đổi, tặng, cho, cho thuê, cho mượn tài sản.

 

Như vậy, theo quy định của Dự thảo Bộ luật, bên có tài sản đang thế chấp, cầm cố được toàn quyền mang chính tài sản đó đi bán, trao đổi, tặng, cho chỉ cần thông báo với bên nhận cầm cố, thế chấp mà không nhất thiết có sự đồng ý của bên nhận thế chấp, cầm cố nếu trước đó trong hợp đồng cầm cố, thế chấp mà các bên không có thỏa thuận khác.

 

Quy định này xuất phát từ ý kiến cho là nếu bán tài sản thế chấp mà vẫn cần có sự đồng ý của bên nhận thế chấp thì không còn ý nghĩa của vật quyền bảo đảm (tức là quyền theo đuổi tài sản trong mọi trường hợp). Mặt khác, nếu không quy định như dự thảo Bộ luật Dân sự thì giá trị kinh tế của tài sản bảo đảm sẽ tiếp tục bị “đóng băng”, hoạt động sản xuất - kinh doanh liên quan đến tài sản thế chấp vẫn sẽ như hiện nay (không khắc phục được hạn chế lớn nhất hiện nay của giao dịch bảo đảm là không khuyến khích tài sản bảo đảm phát huy giá trị kinh tế trong thực tiễn). Vấn đề này cũng đã được Bộ luật Dân sự nhiều nước quy định và đây là sự thể hiện của khía cạnh vật quyền bảo đảm. Về quyền lợi của bên nhận bảo đảm cũng đã được dự thảo Bộ luật Dân sự giải quyết, cụ thể là bên nhận bảo đảm vẫn có quyền truy đòi tài sản. Bộ luật Dân sự là luật nội dung, như vậy cơ chế thực hiện quyền khởi kiện để thực thi quyền truy đòi sẽ được thực hiện theo pháp luật về tố tụng dân sự với những thủ tục rút gọn trong xét xử và thi hành án...

 

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho là quy định này không đảm bảo nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên trong giao dịch dân sự; quyền (và cũng là tài sản) của bên nhận cầm cố, thế chấp không được bảo vệ tối đa; tính khả thi và thực tiễn áp dụng quy định này sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp hơn như làm gia tăng tình trạng tẩu tán tài sản, trốn tránh, chây ỳ nghĩa vụ trả nợ, việc xử lý tài sản đảm bảo nhất là các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn gây hệ lụy lớn cho nền kinh tế, tình trạng đòi nợ thuê, chủ nợ tự xử sẽ gia tăng gây hậu quả xấu đến an ninh trật tự xã hội...

 

Hơn nữa, Điều 331, Dự thảo Bộ luật quy định bên đã mua, được tặng, cho tài sản đã thế chấp có trách nhiệm bàn giao lại cho bên nhận thế chấp để xử lý trường hợp không bàn giao thì bên nhận cầm cố, thế chấp có quyền khởi kiện ra tòa án quy định này tính khả thi không cao, không bảo vệ được quyền lợi cho người thứ ba ngay tình khi mua được tài sản đang được cầm cố, thế chấp.

 

Do vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung các quy định cụ thể, rõ ràng, đồng thời làm rõ cơ chế để bảo đảm quyền cho các bên, nhất là quyền của bên nhận thế chấp có thể theo đuổi, truy đòi tài sản thế chấp, tránh ảnh hưởng đến quyền của các chủ nợ nói chung và của các tổ chức tín dụng nói riêng. Đồng thời cần làm rõ hơn nguyên tắc tự nguyện, tự do thỏa thuận của các bên trong các giao dịch

 

 

                                                         Nguyễn Tiến Sinh

                                                  Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh

 

Các tin khác


Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Phường Thống Nhất cần sớm giải quyết dứt điểm trường hợp xây dựng lấn chiếm đất

Qua đường dây nóng, Báo Hòa Bình nhận được thông tin kiến nghị của bà Đỗ Thị Dung, trú tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ); đại diện hộ ông Đỗ Văn Tuận và bà Nguyễn Thị Liễu, tổ 6, phường Thống Nhất đề nghị UBND phường Thống Nhất và các cơ quan chức năng TP Hòa Bình giải quyết dứt điểm việc hộ ông Vũ Công Tuyên xây dựng nhà xưởng trái phép, lấn chiếm đất của các hộ giáp ranh ở thửa đất tại tổ 6, phường Thống Nhất.

Công an thành phố Hòa Bình bắt đối tượng trộm từng có 3 tiền án

Nhận tin báo của người dân về việc bị kẻ gian đột nhập trộm nhiều tài sản có giá trị, Công an TP Hòa Bình nhanh chóng vào cuộc xác minh, truy xét. Sau 3 giờ tích cực điều tra, đối tượng thực hiện vụ đột nhập trộm tài sản đã được làm rõ.

Bốc đầu xe mô tô để quay clip tung lên mạng, 2 nam sinh bị phạt 7 triệu đồng

Công an huyện Cao Phong cho biết vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng đối với 2 trường hợp gây mất an toàn giao thông và đăng, chia sẻ thông tin xấu độc trên mạng internet.

Triệt xoá điểm chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép ma tuý tại chung cư Dạ Hợp

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh cho biết, sau một thời gian điều tra, xác minh, trưa 23/4, đơn vị đã phối hợp Công an TP Hòa Bình triệt phá thành công tụ điểm chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý tại chung cư Dạ hợp 12 tầng thuộc tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình do Bùi Tuấn Anh (SN 1987) cầm đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục