(HBĐT) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống LLVT Quân khu 3 (31/10/1945 - 31/10/2015), Báo Hòa Bình trích đăng một số tư liệu về “Quân khu 3 - những chặng đường lịch sử” để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của LLVT Quân khu 3 trong 70 năm qua.
Phần 1: Quân khu 3 - địa bàn giàu truyền thống cách mạng
Quân khu 3 là tên gọi của một tổ chức hành chính quân sự, đã trải qua nhiều lần thay đổi về tên gọi, địa giới, gồm phần lớn là vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng phụ cận. Được thành lập vào Ngày 31/10/1945 với tên gọi Chiến khu 3. Đây cũng là Ngày truyền thống của LLVT Quân khu 3.
Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong giai đoạn hiện nay, Quân khu 3 là địa bàn giàu truyền thống Cách mạng. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Đến tháng 10/1945, Chính phủ quyết định thành lập các chiến khu. Chiến khu 2, Chiến khu 3 gồm hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Quân khu 3 hiện nay: Chiến khu 2 gồm các tỉnh: Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu; Chiến khu 3 gồm các tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Kiến An, Quảng Yên, Hải Ninh và thành phố Hải Phòng. Trước yêu cầu của cuộc kháng chiến ngày càng gay go, ác liệt, ngày 25/8/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 120-SL thành lập Liên khu 3, trên cơ sở hợp nhất Chiến khu 2, Chiến khu 3 và xác định rõ phương hướng cùng cả nước chủ động đưa cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới, đánh bại âm mưu bình định của địch, xây dựng và phát triển lực lượng đáp ứng nhiệm vụ kháng chiến. Khi đó, địa bàn Liên khu 3 gồm các tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Đông, Sơn Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An, Hải Phòng, Thái Bình. Trong quá trình lịch sử, địa bàn Quân khu 3 liên tục được phân chia và đổi tên cho đến ngày 29/5/1976, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 45/LCT hợp nhất Quân khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn để thành lập lại Quân khu 3 và điều chỉnh địa giới hành chính, tách tỉnh Thanh Hóa về Quân khu 4. Như vậy, từ giai đoạn này địa bàn Quân khu 3 gồm các tỉnh: Hải Hưng, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Bắc, Hà Nam Ninh và Hà Sơn Bình. Sau quá trình chia tách các tỉnh, từ tháng 10/1999 đến nay, địa bàn Quân khu 3 gồm 9 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hòa Bình, Hải Dương, Hưng Yên; diện tích tự nhiên 20.150 km2, có 118,825 km đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, 516 km bờ biển, với trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ, án ngữ hướng biển Đông và Đông Bắc của Tổ quốc; dân số trên 12,6 triệu người, có trên 20 dân tộc anh em cùng chung sống; có 94 quận, huyện, thị xã, thành phố (thuộc tỉnh); có 1.822 xã phường, thị trấn, trong đó có 3 huyện, thành phố biên giới (Bình Liêu, Hải Hà, thành phố Móng Cái/Quảng Ninh); có 16 xã biên giới; 21 huyện, 366 xã miền núi; 14 huyện, 122 xã ven biển, 4 huyện đảo (Cô Tô, Vân Đồn/Quảng Ninh; Bạch Long Vỹ, Cát Hải/Hải Phòng) và 34 xã đảo. Đây là địa bàn đông dân cư, giàu của, giàu truyền thống yêu nước, cách mạng, có vị trí quan trọng cả về công nghiệp, nông nghiệp và giao thông... có mục tiêu chiến lược về quân sự...
Phần 2: Chiến khu Trần Hưng Đạo - bàn đạp quân sự cho tổng khởi nghĩa ở vùng duyên hải Đông Bắc
Chiến khu Trần Hưng Đạo tức Chiến khu Đông triều (còn gọi là Đệ tứ chiến khu), thành lập ngày 8/6/1945, lúc đầu gồm: Đông Triều, Chí Linh, Mạo Khê, Tràng Bạch. Đến cuối tháng 6/1945 có thêm Kinh Môn, Thanh Hà, Thủy Nguyên, Uông Bí, Yên Hưng và một phần Kim Thành, sau mở rộng tới Kiến An, Đồ Sơn, Quảng Yên, Hòn Gai, trong đó Đông Triều và Chí Linh là trung tâm của Chiến khu. Chiến khu Trần Hưng Đạo nay thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và thành phố Hải Phòng.
Chiến khu Trần Hưng Đạo ra đời đã tạo bàn đạp quân sự cho tổng khởi nghĩa ở vùng duyên hải Đông Bắc. Từ lợi thế của Đông Triều và Chí Linh, một vùng rừng núi hiểm trở, có đường nối thông với khu giải phóng của Trung ương. Đây là địa bàn thuận lợi với hoạt động của ta, nhưng lại khó khăn đối với địch. Nơi đây đã thực sự trở thành bàn đạp để xuất phát tiến công cũng như bảo toàn lực lượng khi cần phải phòng ngự. Chiến khu Trần Hưng Đạo có địa thế rất hiểm, cắm vào bên sườn, phía sau thế chiến lược của địch, luôn đe dọa, làm mất an toàn hậu phương địch. Chiến khu Trần Hưng Đạo là một trong những chiến khu lớn của cả nước, giữ vai trò quan trọng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, trực tiếp tham gia khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong cách mạng tháng Tám ở vùng duyên hải Đông Bắc. Có thành tích lớn trong xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang và lập được nhiều chiến công trong chiến đấu tiêu diệt quân Nhật, quân Tưởng, tàn quân Pháp, các lực lượng phỉ và tổ chức vũ trang của các đảng phái phản động, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, chống thù trong giặc ngoài trên một khu vực rộng lớn và quan trọng của vùng duyên hải Đông Bắc.
Chiến khu Trần Hưng Đạo ra đời và làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình trước hết bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự giác ngộ cách mạng của giai cấp công nhân vùng mỏ, thành phố Hải Phòng và nhân dân vùng duyên hải Đông Bắc. Mặt khác, sự tồn tại và phát triển lớn mạnh, nhanh chóng của chiến khu Trần Hưng Đạo là sự cổ vũ lớn lao, là chỗ dựa vững chắc cho nhân dân trong cao trào kháng Nhật cứu nước, đập tan bộ máy bù nhìn và các đảng phái phản động, xây dựng nên chính quyền dân chủ nhân dân. Những hoạt động tác chiến của LLVT chiến khu Trần Hưng Đạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa giành chính quyền và bảo vệ chính quyền cách mạng, xây dựng tiềm lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài sau này...
Phần 3: Những trận đánh đi vào lịch sử của Quân - dân Quân khu 3
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhiều trận đánh của quân và dân Quân khu 3 đã đi và lịch sử.
Điển hình như trận chiến đấu Bảy ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành phố Cảng của quân và dân Hải Phòng từ ngày 20 đến ngày 26/11/1946 ta tiêu diệt 137 tên, bị thương 27 tên, ta thu 2 trung liên, 5 tiểu liên, 9 cạc-bin, 10 súng trường, 56 lựu đạn, phá huỷ một xe tăng. Trong 7 ngày đêm chiến đấu, quân dân thành phố Hải Phòng đã đánh bại âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp nhằm tiêu diệt chính quyền và lực lượng quân sự non trẻ của ta, tái chiếm Hải Phòng. Những trận đánh tiêu biểu ở Nhà hát lớn, Bưu điện thành phố, trại Bảo An binh, nhà ga xe lửa... mãi mãi đi vào trang sử hào hùng của dân tộc nói chung và quân dân Hải Phòng nói riêng.
Trận chống càn của Đại đội 24 bộ đội địa phương cùng du kích xã Phan Tây Hồ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ngày 05/3/1951. Trận đánh đã bẻ gãy chiến dịch “con Rồng” của địch. Đây là một thắng lợi lớn, làm thiệt hại hai tiểu đoàn Âu Phi thuộc Binh đoàn cơ động số 3 (GM3) của Pháp, có máy bay và pháo binh yểm trợ. Kết quả, ta đã tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 320 tên địch. Trận đánh đã củng cố lòng tin và chứng minh sức mạnh tổng hợp giữa bộ đội và du kích, góp phần nâng cao tinh thần chiến đấu, cổ vũ quân và dân tỉnh Hưng Yên tiếp tục đấu tranh với kẻ thù.
Trận tập kích Đỗ Xá của Đại đội 91 bộ đội địa phương tỉnh Nam Định ngày 31/7/1953 vào trung tâm chỉ huy hành quân của hai Binh đoàn cơ động số 6 và số 7, lực lượng chủ lực tinh nhuệ của quân đội Pháp khi chúng đang tiến hành cuộc càn "Thánh tử vì đạo" tại Đỗ Xá là một trận đánh xuất sắc đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, làm chậm tốc độ hành quân của chúng. Dù chì có một lực lượng nhỏ, vũ khí trang bị thiếu, lại bị kẹp giữa hai cánh quân thuỷ, bộ của địch nhưng bằng tinh thần gan dạ, không sợ hy sinh, các chiến sĩ Đại đội 91 đã tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 162 tên, trong đó có tên thiếu tướng Ghơ-lít; phá huỷ nhiều xe quân sự và thu nhiều súng đạn các loại.
Trận tập kích sân bay Cát Bi của bộ đội địa phương tỉnh Kiến An ngày 07/3/1954 là một trong những trận sử dụng lực lượng nhỏ tinh nhuệ, có cách đánh táo bạo, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Chỉ với 32 bộ đội địa phương, trang bị vũ khí đầy đủ, đã tập kích, tiêu diệt 6 tên lính Âu Phi, phá huỷ 59 máy bay.
Trận vận động phục kích Bần Yên Nhân - Như Quỳnh (Hưng Yên) của Trung đoàn 42 ngày 21/4/1954 để phối hợp với chiến trường chính Điện Biên Phủ. Trong trận chiến này, Trung đoàn 42 đã tiêu diệt 170 tên, loại khỏi vòng chiến đấu 64 tên, bắt sống 168 tên; thu 2 khẩu ĐKZ 57mm, 2 đại liên, 1 cối 60mm, 12 trung liên, 6 các bin, 70 súng trường, 13 súng ngắn, 6 bazoka, 7 ống nhòm, 2 địa bàn, 2 máy ảnh; phá huỷ 1 súng ĐKZ 57mm, 1 xe tăng, 1 xe Reep; giải thoát 104 người dân bị địch bắt.
Trận đánh 86 ngày đêm bảo vệ thành phố
Phần 4: Quân và dân Quân khu 3 trong chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ
Từ cuối năm 1954 đến năm 1959, trên cơ sở quán triệt nghị quyết của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng, Quân và dân Quân khu 3 vừa tập trung khôi phục, củng cố chính quyền cách mạng, vừa chống lại âm mưu chống phá thi hành Hiệp định đình chiến của kẻ thù. Đặc biệt, trước sự sa lầy và có nguy cơ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân ra miền Bắc nước ta. Ngày 5/8/1964, lợi dụng sự kiện “Vịnh Bắc bộ”, Mỹ tuyên bố “Đưa Bắc Việt
Ngày 7/2/1965, viện cớ trả đũa Quân Giải phóng, Mỹ mở chiến dịch “Mũi lao lửa” bắn phá thị xã Đồng Hới và Vĩnh Linh, mở đầu chiến tranh phá hoại miền Bắc. Ngày 26/3/1965, Mỹ đã cho nhiều tốp máy bay đánh phá đảo Bạch Long Vĩ tiếp đó là các tuyến đầu mối giao thông quan trọng. Trong tình hình đó, Quân khu 3 được giao nhiệm vụ phối hợp với các địa phương của Thanh Hóa chỉ huy và chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng. Bộ Tư lệnh Quân khu đã lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, làm thất bại âm mưu của đế quốc Mỹ. Tháng 3/1965 Mỹ bắt đầu đưa quân viễn chinh vào miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Chấp hành chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu, Quân khu 3 đã tổ chức động viên lực lượng, tổ chức huấn luyện bổ sung quân cho chiến trường miền Nam và tập trung cho nhiệm vụ phát triển sản xuất, chiến đấu đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc kéo dài gần 4 năm nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam và nâng đỡ tinh thần cho ngụy quân, ngụy quyền, tiến hành “Chiến tranh cục bộ”. Tuy vậy, chúng đã gặp phải sự chống trả quyết liệt của quân và nhân dân Miền Bắc, trong đó có các tỉnh thuộc Quân khu 3. Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc 1965 - 1968, quân dân miền Bắc đã bắn rơi 3.243 máy bay Mỹ. Riêng Quân khu 3 đã bắn rơi 1.103 máy bay Mỹ. Cũng trong 4 năm 1965 -1968, toàn Quân khu đã có 547.960 thanh niên ra mặt trận. Hầu hết các đơn vị quân bổ sung từ Quân khu 3 vào chiến trường đều chiến đấu giỏi, được thưởng nhiều huân chương. Một số đơn vị và nhiều cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương “Đơn vị anh hùng” và “Anh hùng LLVT nhân dân”. Hàng vạn người được tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”.
Năm 1972, trước nguy cơ thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, chính quyền Ních - xơn đã huy động lực lượng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc lần 2. Trong cuộc chiến này Hải Phòng được xác định là trọng điểm đánh phá của địch sau thủ đô Hà Nội. Cùng với âm mưu đánh phá miền bắc bằng máy bay và tàu chiến; từ 9/5/1972, Mỹ đã tiến hành một chiến dịch phong tỏa bằng thủy lôi trên sông, trên biển miền Bắc. Cửa biển Hải Phòng là một trọng điểm phong tỏa của địch.
Để giành thế chủ động trong cuộc đàm phán tại Pa - ri, nhằm áp đặt các yêu sách có lợi, ngày 14/12/1972 Ních - Xơn ra lệnh cho không quân mở cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng từ đêm 18/12/1972 đến 29/12/1972, Mỹ đã huy động hàng nghìn lượt máy bay, trong đó có cả “pháo đài bay B52” ném bom, bắn phá các mục tiêu ở Hà Nội, Hải Phòng và nhiều tỉnh thành thuộc Quân khu 3. Kiên cường chiến đấu, trong 3 ngày 19, 20, 21/12/1972 quân dân thành phố Cảng đã phối hợp với quân, dân Thủ đô bắn rơi 12 máy bay Mỹ. 10 giờ sáng ngày 29/12/1972, tự vệ nông trường Xuân Mai (Hòa Bình) bắn rơi 1 chiếc F.111A đây là đơn vị cuối cùng của quân và dân Quân khu 3 bắn rơi máy bay Mỹ trên bầu trời Miền Bắc góp phần đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không bằng B52 của đế quốc Mỹ, buộc Tổng thống Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom, bắn phá từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị chính phủ ta ngồi lại bàn đàm phán Paris. Và đến ngày 15/1/1973 Chính phủ Mỹ phải tuyên bố ngừng mọi hoạt động quân sự tiến công bao gồm ném bom, bắn trọng pháo, thả mìn ở miền bắc Việt
Phần 5: Quân khu 3 - anh hùng trong chiến đấu và trong sự nghiệp xây dựng, BVTQ
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với tinh thần tự lực, tự cường, kháng chiến đi đôi với kiến quốc, quân và dân Quân khu 3 đã lập nên nhiều kỳ tích anh hùng. Đồng thời tích cực chi viện cho các chiến trường. Chỉ riêng cho các chiến dịch lớn, đã chi viện 520.000 lượt dân công, 3.600.000 ngày công, 16 nghìn 140 tấn lương thực thực phẩm; trong đó riêng chiến dịch Điện Biên Phủ đã huy động 1.464 tấn gạo; 64 tấn thịt; 266 tấn muối; 51,66 tấn rau khô; 1.721 xe đạp thồ; 736 xe trâu, xe bò, xe ngựa. Quân và dân Quân khu 3 cũng đã huy động hàng chục vạn con em các dân tộc vào bộ đội chi viện cho tiền tuyến và tham gia những đoàn quân
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Quân khu 3 vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến vừa là căn cứ chiến lược chủ yếu của hậu phương quốc gia, đồng thời cũng là chiến trường ác liệt chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ. Với tinh thần “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” đã có 1,7 triệu thanh niên, hàng chục sư đoàn và trung đoàn, hàng trăm tiểu đoàn, hàng chục vạn TNXP, hàng ngàn cán bộ các ngành tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng chính quyền cách mạng ở miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, Campuchia. Đón và nuôi dưỡng hàng chục ngàn bộ đội, thương bệnh binh, gia đình cán bộ, con em miền
Trong giai đoạn thực hiện nhiệm vụ xây dựng và BVTQ, Quân khu 3 đã chi viện đắc lực về lực lượng, cơ sở vật chất trang bị kỹ thuật cho các tuyến phòng thủ biên giới phía Bắc, Đông Bắc, biển và hải đảo của Tổ quốc. Các tỉnh, thành phố đã tổ chức 40 Trung đoàn tự vệ, dân quân với 37 vạn lượt người cùng các đơn vị chủ lực xây dựng các công trình quốc phòng; chi viện hàng ngàn tấn xi măng, hàng trăm tấn sắt thép, hàng trăm ngàn ngày công, hàng chục vạn CBCS trực tiếp tham gia nhiệm vụ xây dựng, chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới.
Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược và trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ, toàn Quân khu đã có 223.520 liệt sỹ, 143.258 thương binh, bệnh binh. Trong suốt 70 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, LLVT Quân khu 3 luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng là Quân khu có vị trí chiến lược trọng yếu của cả nước; đã xây đắp và không ngừng tô thắm truyền thống vẻ vang: “Đoàn kết, chủ động, sáng tạo, hy sinh, chiến thắng”. Với những chiến công và thành tích xuất sắc, LLVT Quân khu được Đảng, Nhà nước, Quân đội 2 lần tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh hạng Nhất cho Quân khu Tả Ngạn, Quân khu Hữu Ngạn; tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho LLVT Quân khu 3; Huân chương Độc Lập cho 210 tập thể và cá nhân (5 lần tặng thưởng Huân chương Độc Lập cho LLVT Quân khu 3); 800 tập thể được phong tặng, 281 cá nhân được phong tặng và truy tặng danh hiệu "Anh hùng LLVT nhân dân"; 16.280 bà Mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu “Mẹ VNAH”; LLVT Quân khu 3 nhiều lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng, các đồng chí Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về thăm, tặng lẵng hoa và gửi thư khen; cùng hàng ngàn lượt tập thể đơn vị được tặng Huân, Huy chương các loại...
MH (TH)
(HBĐT) - Ngày 17/7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành Luật Hộ tịch. Đồng chí Hà Hùng Cường, UVT.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành, thành viên Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh, lãnh đạo UBND, trưởng phòng tư pháp các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Ngày 17/7, Thanh tra tỉnh đã tổ chức hội nghị giao ban công tác thanh tra 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
(HBĐT) - Tính đến nay, LĐLĐ huyện Lương Sơn quản lý 42 công đoàn cơ sở. Trong đó có 13 công đoàn doanh nghiệp. Tổng số đoàn viên công đoàn 3.155 người, nữ có 2.062 người. Thực hiện Nghị quyết số 04b của Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa XI) về nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động trong tình hình mới.
(HBĐT) - Theo thông tin từ lực lượng chức năng, tính từ ngày 7 đến 13/7, lực lượng chức năng công an các địa phương đã phát hiện, bắt quả tang 4 vụ tàng trữ trái phép chất ma túy. Trong đó, Công an thành phố Hòa Bình đã bắt 3 vụ, 3 đối tượng, Công an huyện Lương Sơn bắt 1 vụ 1 đối tượng.
(HBĐT) - Theo thông tin từ lực lượng chức năng, vào hồi 1h, ngày 16/7, lực lượng chức năng Công an thành phố Hoà Bình nhận được tin báo của anh Quản Văn Cường (sinh năm 1984), trú tại tiểu khu Bờ, thị trấn Đà Bắc về việc: Vào hồi 23h30, ngày 15/7 trên tuyến đường Tây Tiến thuộc địa phận tổ 13, phường Thái Bình, khi đang điều khiển xe taxi BKS 28A - 028.44 hãng Phượng Hoàng đã bị 2 nam thanh niên giả làm khách đi xe dùng áo sơ mi quấn, siết cổ và dùng tay đánh. Trong quá trình giằng co, xe ô tô mất lái lao xuống vực. Sau đó, 2 đối tượng cướp đi 2 điện thoại trị giá 4, 5 triệu cùng 1 triệu đồng.