(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 20/2016/NĐ-CP quy định về xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, UBND cấp tỉnh, các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu này.

 

Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được xây dựng tập trung, thống nhất, dùng chung trên toàn quốc.

 

Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính gồm thông tin về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thông tin về việc thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thi hành Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thông tin về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính; thông tin về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.

 

Nguyên tắc của việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Công nghệ thông tin và Nghị định này; bảo đảm chính xác, đầy đủ, kịp thời; phân định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, người có thẩm quyền; khai thác, sử dụng đúng mục đích, bảo đảm bí mật thông tin của tổ chức bị xử phạt, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính; quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

 

Nghị định quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm gồm: truy cập trái phép vào Cở sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận dữ liệu; làm sai lệch hoặc thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trái phép; cung cấp thông tin trái pháp luật hoặc lợi dụng việc cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính để trục lợi; phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thông tin hoặc phát tán vi rút máy tính; sử dụng thông tin khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính không đúng mục đích.

                                                                                                  

 

                                                                        PV(TH)

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục