(HBĐT) - Giờ đây, cùng với những cánh đồng lúa tít tắp mang dấu ấn của tiến trình dồn điền, đổi thửa (DĐ,ĐT), trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng trồng cây ăn quả có múi, vùng nhãn, rau tập trung, góp phần tạo nên những thửa ruộng, khu vườn có diện tích lớn hơn, thuận lợi cho canh tác, hoạt động chứng nhận vùng sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ. 
Bài 2 - Tháo gỡ những vướng mắc trong dồn điền, đổi thửa




Dồn điền, đổi thửa để đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng thôn Bất, xã Hợp Tiến (Kim Bôi). 

Tiêu biểu như vùng dưa, bí lấy hạt của huyện Kim Bôi, vùng bí xanh của huyện Yên Thủy, vùng cây ăn quả có múi ở huyện Cao Phong, Lương Sơn, Tân Lạc... Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai, công tác DĐ,ĐT còn bộc lộ hạn chế và những khó khăn nhất định.

Dồn điền, đổi thửa chưa quyết liệt

Đó là thực trạng còn xảy ra ở khá nhiều địa phương trong triển khai, thực hiện cụ thể hóa Kế hoạch số 141/KH-UBND. Thực tiễn cho thấy, nếu với cách làm bài bản, học tập kinh nghiệm từ mô hình DĐ,ĐT đã thành công ở huyện Yên Thủy, công tác DĐ,ĐT sẽ trên đà nhân rộng, phát huy hiệu quả. Đơn cử tại huyện Lạc Thủy, trong 2 năm gần đây đã tích cực kiện toàn bộ máy thực hiện DĐ,ĐT, rà soát hiện trạng, phân hạng đất đến từng thửa ruộng, xứ đồng, quy hoạch các khu sản xuất tập trung đến năm 2025 của xã đến từng thôn. Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể tập trung chỉ đạo, tuyên truyền, vận động Nhân dân thấy được lợi ích, sự cần thiết phải dồn thửa, đổi ruộng để thực hiện theo phương châm kiên quyết, kiên trì, chặt chẽ, từng bước, nhất quán, đảm bảo lợi ích chung của đa số người dân, ổn định ANCT - TTATXH và đoàn kết trong nông thôn. Mọi công việc liên quan đến DĐ,ĐT Nhân dân đều được biết, tham gia bàn bạc, thống nhất. UBND các xã, thị trấn đóng vai trò kiến tạo, phục vụ, hỗ trợ người dân thực hiện. Giai đoạn 2019 - 2020, huyện đã tổ chức nhân rộng ở các xã đã đăng ký. Kết quả đến nay đã DĐ,ĐT được 130,61 ha. Các xã làm tốt công tác này như thị trấn Chi Nê dồn, đổi 86,4 ha, xã An Bình 15 ha...

Một số hạn chế khác trong thực hiện DĐ,ĐT như việc dồn, đổi mới tập trung chủ yếu ở những diện tích bằng phẳng, có khả năng cải tạo mặt bằng, chưa quan tâm, nhân rộng áp dụng hình thức "đổi thửa nhưng không dồn điền", hoặc "dồn điền nhưng không đổi thửa". Mặt khác, việc dồn, đổi mới chỉ thực hiện phần nhiều trên diện tích sản xuất lúa, chưa triển khai mạnh trên diện tích cây màu, cây ăn quả.

Một thực tế gặp phải trong công tác DĐ,ĐT là có những trường hợp đã thực hiện, nhưng tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ sau dồn, đổi chậm. Có vùng do phân hạng nhiều loại đất, hệ thống thủy lợi tưới tiêu không đồng bộ, hệ thống giao thông nội đồng đi lại khó khăn nên khó DĐ,ĐT... Thêm vào đó, chính sách hỗ trợ cho các hoạt động này chưa có, dẫn đến tiến độ chậm. Nhiều địa phương khó khăn về nguồn vốn thực hiện, nhất là chi phí trích đo bản đồ, cấp đổi sổ, cải tạo kênh mương, giao thông nội đồng.

Đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ dồn điền, đổi thửa

DĐ,ĐT đã, đang tích cực đóng góp cho việc áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. UBND tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có 50% xã thực hiện, đến năm 2025 có 60% xã hoàn thành cơ bản việc DĐ,ĐT, tương ứng với khoảng 18% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Số thửa ruộng bình quân/hộ sau khi dồn, đổi giảm từ 7-9 thửa, còn 1-3 thửa. Quỹ đất công ích dành cho mục đích phát triển hạ tầng, khu dân cư được quy hoạch tập trung theo yêu cầu xây dựng NTM.

UBND tỉnh đã phê duyệt, ban hành các quy hoạch, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, trồng trọt tập trung của tỉnh. Công tác DĐ,ĐT cũng được thể chế, triển khai thực hiện trong đề án xây dựng NTM của các địa phương. Kinh phí phục vụ trong DĐ,ĐT được sử dụng kết hợp từ Đề án xây dựng NTM, kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, sử dụng chủ yếu cho công tác đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), xây dựng hệ thống giao thông, kênh mương nội đồng.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, để chủ trương DĐ,ĐT của Đảng, Nhà nước trở thành động lực mới trong sản xuất, tạo bước đột phá trong quy hoạch NTM và tiền đề cho nông nghiệp hàng hóa có giá trị, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, phát triển KT-XH khu vực nông thôn, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, các huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức để Nhân dân hiểu, tham gia, hưởng ứng thực hiện. Chú trọng kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện DĐ,ĐT các cấp sau sắp xếp các đơn vị hành chính trên địa bàn, để thuận lợi cho việc triển khai. Trên cơ sở Kế hoạch số 141/KH-UBND, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch DĐ,ĐT và triển khai thực hiện theo tiến độ đã phê duyệt. Quan tâm bố trí, lồng ghép các nguồn vốn, chương trình, dự án thực hiện công tác DĐ,ĐT, có cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí thực hiện, kịp thời hoàn chỉnh việc cấp đổi GCNQSDĐ cho các hộ, sau khi đã thực hiện xong DĐ,ĐT. Chú trọng xã hội hóa việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng phù hợp với quy mô dồn, đổi, đảm bảo thu hút doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất theo chuỗi sản xuất khép kín. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trên địa bàn (Phòng NN& PTNT, Phòng TN&MT) đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch DĐ,ĐT ở địa phương, hướng dẫn, tổ chức lại sản xuất sau dồn, đổi, thực hiện việc cấp lại GCNQSDĐ cho các hộ sau khi đã thực hiện DĐ,ĐT.


 Bùi Minh

Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục