(HBĐT) - 1 - Di tích hang xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn): Từ khi phát hiện cho tới nay đã có tới 8 cuộc điều tra, thám sát, khai quật tại di tích. Những giá trị tiêu biểu: Đã phát hiện số lượng di vật đá xương phong phú nhất lên tới trên 5.000 tiêu bản.
Các di vật được khai quật
ở hang xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn).
Đây vừa là nơi cư trú lâu dài, vừa là công
xưởng để chế tác công cụ của cư dân Văn hoá Hoà Bình. Sự xuất hiện hàng trăm
hiện vật đá thể khối lớn, trung bình tới 10 kg/hv. Tầng văn hoá khảo cổ rất dày
lên tới 5 m và trải dài trên bề mặt 200 m2 của hang cùng với số lượng vỏ ốc rất
lớn tới hàng chục triệu vỏ. Phát hiện vết tích tro bếp dày hàng mét. Phát hiện
hệ thống tư liệu nghệ thuật tiền sử sớm nhất hiện biết ở Việt Nam và có thể ở
Đông Nam á. Phát hiện hệ thống hai lối đi cổ tương ứng với thời kỳ bắt đầu đến
sống ở hang (trước 21 ngàn năm) và khoảng 8 - 9 nghìn năm sau những đợt đá rơi
đầu toàn tân. Phát hiện một phần của bộ hài cốt cổ nằm trong địa tầng có tuổi
C14 khoảng 17 ngàn năm. Phát hiện hệ thống đá khoáng có thể dùng do nhu cầu mất
cân bằng dinh dưỡng khoáng nguyên thuỷ. Qua những công cụ đá balzan mài tại
hang đã giúp cho việc hoàn thiện tư liệu về kỹ thuật mài sớm trong thời đại đá
cũ Việt Nam.
Đã phát hiện được nhiều mảnh gốm thuộc văn hoá Đa Bút cách ngày nay 5 - 6 nghìn
năm, có nhiều mảnh được trang trí hoa văn rất đẹp... Từ những phát hiện mới
trên, hang xóm Trại đã trở thành địa điểm Văn hoá Hoà Bình tiêu biểu nhất của
Việt Nam và khu vực Đông Nam á.
2- Di tích hang Chổ, xã Cao Răm (Lương Sơn): Di chỉ
hang Chổ năm 1926 đã được nhà khảo cổ học người Pháp bà M. Côlani khai quật từ
ngày 9- 13/12. Sau này, qua nhiều lần được điều tra, thám sát và nghiên cứu,
các nhà khảo cổ học đều cho rằng: Di chỉ hang Chổ là nơi cư trú khá lâu của
người nguyên thuỷ (thể hiện ở tầng văn hoá rất dày). Căn cứ vào số lượng mảnh
tước lớn, mảnh vỡ công cụ nhiều. Đồng thời còn phát hiện một số thạch đá có thể
tích lớn (có vết bổ dở) là nguyên liệu chế tác công cụ chứng tỏ di tích còn là
di chỉ xưởng. Về niên đại, hang Chổ trong tương quan với các di tích Hoà Bình
khác. Hang Chổ có những yếu tố biểu hiện của một giai đoạn cao của Văn hoá Hoà
Bình. Căn cứ vào tổng thể di vật có thể đã ra một khung niên đại tương đối của
di tích trên dưới 10.000 năm trong giai đoạn chuyển tiếp sang trung kỳ đá mới ở
nước ta. Di vật đá ở hang Chổ biểu hiện những đặc trưng của di vật văn hoá Hoà
Bình. Công cụ làm bằng đá cuội chiếm đa số, trong đó bao gồm cả những hòn cuội
nguyên và những loại làm từ mảnh cuội tách mỏng. Ngoài những loại hình công cụ
thuộc nhóm truyền thống như công cụ rìa lưỡi dọc, công cụ rìa liên tiếp, mũi
nhọn thì nổi bật lên là những đặc chủng công cụ đá Hoà Bình bao gồm công cụ
hình bầu dục, hình hạnh nhân, hình chữ nhật
và rìu ngắn loại di vật có nhiều
lỗ vũm nhỏ mà bà M.Colani gọi là
Pierres à cuppules thường gặp trong
các di tích Hoà Bình khác cũng có mặt ở đây. Tầng văn hoá chủ yếu là nhuyễn thể
ốc lẫn còn có các vỏ trai sông rất to và dày cho thấy, khí hậu trong vùng thời
kỳ ấy có độ ẩm cao và có các dòng sông, suối lớn trong khu vực.
3- Di tích hang
Đồng Thớt, xã Thanh Nông (Lạc Thủy): Nhà khảo cổ M.Colani trở lại nghiên cứu
một số nơi trong tỉnh Hoà Bình lần thứ 2 từ tháng 9 đến nửa tháng 12/1926. Di
chỉ hang Đồng Thớt là một trong những di chỉ khai quật trong thời kỳ này. Tổng
số hiện vật mà M. Colani thu được ở di chỉ này là 527 hiện vật, trong đó hầu
hết là đồ đá, một số ít là đồ xương, một số răng xương động vật. Những kết quả
của cuộc khai quật này, bà chưa nghiên cứu và chưa công bố mà chỉ thấy nói đến
di chỉ này ở phần "những nhận xét mới” trong cuốn "Thời đại đồ đá trong tỉnh
Hoà Bình”. Những hiện vật tìm được ở di chỉ hang Đồng Thớt hiện nay chỉ giữ
được một số tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Tất cả có 123 hiện vật, so
sánh với phiếu ghi hiện vật của M.Colani để lại là 527 hiện vật thì còn thiếu
nhiều không thể làm cứ liệu đầy đủ cho công tác nghiên cứu. Trước tình hình đó,
năm 1966, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tiến hành khảo sát thăm dò và khai
quật ở tầng văn hoá còn nguyên vẹn từ ngày 14- 30/4/1966. Với diện tích khai
quật 36 m2, đoàn đã thu thập một khối lượng hiện vật rất lớn. Đây là tài liệu
hiện vật rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nền văn hoá Hoà
Bình. Hang Đồng Thớt là một di chỉ thuộc nền Văn hoá Hoà Bình. Tầng văn hoá
khảo cổ ở đây tuy dày và chia thành nhiều lớp rõ rệt nhưng những di vật phân bổ
trong đó không có những yếu tố đánh dấu sự khác nhau về giai đoạn phát triển
của Văn hoá Hoà Bình. Về niên đại: Căn cứ vào di vật, địa tầng trong mối tương
quan với các di tích khác của nền Văn
hoá Hoà Bình cho phép đưa ra một khung niên đại tương đối cho di chỉ này từ
10.000- 7.000 năm cách ngày nay.
4- Di tích hang Muối, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc):
Tháng 9/1963, Đội khai quật Vụ Bảo tồn- Bảo tàng thuộc Bộ Văn hoá đã tiến hành
khai quật với quy mô nhỏ ở hang Muối. Tháng 5/1964, đội khảo cổ Bộ Văn hoá lại
tiến hành thám sát hang Muối một lần nữa để kiểm tra lại địa tầng và thu nhập
thêm một số hiện vật làm cơ sở nghiên cứu sau này, tạo điều kiện nghiên cứu Văn
hoá Hoà Bình một cách toàn diện hơn. Tiếp đến tháng 6 và 7/1965, Viện Bảo tàng
tiến hành khai quật trên phần còn lại của khu vực chưa được nghiên cứu của các
lần trước nhằm bổ sung hiện vật cho công tác nghiên cứu và trưng bày trong cuộc
chỉnh lý tiến hành vào năm 1966. Cuộc khai quật lần này là một trong những cuộc
khai quật đầu tiên có quy mô tương đối lớn của ngành Khảo cổ học nước ta về Văn
hoá Hoà Bình từ sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Quá trình thám sát,
khai quật, nghiên cứu hang Muối, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy sự cấu tạo của
tầng văn hoá rất dầy (đến 1,70 m); phát hiện thấy hai hố đất mùn (hố rác) bếp
nguyên thuỷ và một số hiện vật rất lớn (hơn 900 hiện vật) và 2 mộ táng, điều đó
chứng tỏ rằng đây là một di chỉ cư trú của người nguyên thuỷ. Phát hiện ra di
tích hang Muối là một bước hết sức quan trọng và mang một giá trị lịch sử to
lớn. Nó có ý nghĩa về nhiều mặt khoa học. Việc nghiên cứu khoa học, tìm những
tư liệu chứa đựng trong di tích là một bước cần thiết, là yếu tố quan trọng
trong công tác nghiên cứu việc phát sinh và phát triển loài người. Chính vì vậy,
di tích hang Muối trên đất nước ta nói chung, của Tân Lạc, Hoà Bình nói riêng
là một tài sản vô cùng quý báu; đóng góp một phần cho nền khoa học nước nhà cũng như nền khoa học thế
giới một tư liệu cực kỳ quý báu.
(Còn nữa)
PV (TH)
Bài 5: Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị của Văn
hóa Hòa Bình
(HBDT) - Trước đây, Tân Lạc thuộc huyện Lạc Thổ, phủ Thiên Quan, đạo Thanh Bình. Cho đến khi thực dân Pháp lập tỉnh Mường Hòa Bình, vùng Tân Lạc nằm trong 2 tổng Lạc Thiện và Lạc Nghiệp, phủ Lạc Sơn.
(HBĐT) - “Đây là chiến thắng đầu tiên của quân đội ta đánh địch trong công sự vững chắc. Với chiến thắng Tu Vũ, chúng ta đã phá tan được phòng tuyến sông Đà, mở màn cho chiến thắng của Chiến dịch Hòa Bình, góp phần mở rộng vùng giải phóng” - đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá về ý nghĩa của chiến thắng ở Tu Vũ (12/1951), nay là xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của T.ư Đảng và Bác Hồ về việc mở Chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952), khi đó, cùng với các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên từ vùng thấp lên vùng cao nô nức, tích cực cùng toàn dân tham gia chiến đấu, đánh địch giữ đất, giữ làng.
(HBĐT) - “Đây là chiến thắng đầu tiên của quân đội ta đánh địch trong công sự vững chắc. Với chiến thắng Tu Vũ, chúng ta đã phá tan được phòng tuyến sông Đà, mở màn cho chiến thắng của Chiến dịch Hòa Bình, góp phần mở rộng vùng giải phóng” - đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá về ý nghĩa của chiến thắng ở Tu Vũ (12/1951), nay là xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).
(HBĐT) - Ngày 18/11/1951, Tổng quân ủy quyết định mở Chiến dịch Hòa Bình trên cơ sở phân tích: Địch tập trung lực lượng đánh lên Hòa Bình là thời cơ để ta tiêu diệt một bộ phận sinh lực quan trọng của chúng. Vì lực lượng của chúng phải trải ra trên một địa bàn rộng, công sự chưa được củng cố, địa hình không thuận lợi cho sự tác chiến của địch. Đồng thời tập trung quân cơ động cho mặt trận Hòa Bình, lực lượng của chúng ở đồng bằng sẽ bị dàn mỏng và có nhiều sơ hở, là thời cơ thuận lợi để đẩy mạnh chiến tranh du kích ở đồng bằng.
(HBĐT) - Để bảo vệ khu vực đã đánh chiếm, địch giải quân chốt giữ trên 50 vị trí và điểm canh ở dọc đường 6, triền sông Đà, TX Hòa Bình. Nhiều vị trí địch bố trí lực lượng từ một đại đội trở lên trang bị hỏa lực rất mạnh, có cả đại bác. Từ Gò Bùi đến Đồng Bến, địch đã đóng 2 tiểu đoàn ở nhiều điểm: Ao Trạch, đồi Dốc Mận, xóm Đồng Giang, xóm Đễnh, Hang Nước… ở khu vực thị xã, địch bố trí GM3 là đơn vị từng chiếm đóng Hòa Bình trước đây và 2 tiểu đoàn lính Mường.