Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.



Đội ngũ cán bộ, công chức xã Thạch Yên (Cao Phong) được chuẩn hóa về công nghệ thông tin, góp phần thực hiện tốt công việc chuyên môn.

Là địa bàn vùng cao, khó khăn của huyện, trình độ cán bộ, công chức (CBCC) của xã còn có mặt hạn chế so với các xã vùng thuận lợi. Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Đức Chung, Chủ tịch UBND xã Thạch Yên, với tinh thần không ngừng cố gắng, nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, đội ngũ CBCC xã đã có ý thức tự học, tự rèn luyện. Nhờ vậy, năng lực công tác được nâng lên, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng công việc và phục vụ người dân. Đội ngũ cán bộ được chuẩn hóa về CNTT, xã Thạch Yên từng bước thực hiện thành công mục tiêu "4 tăng, 2 giảm, 3 không” gồm: tăng cường ứng dụng CNTT vào giải quyết công việc; tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm trong thực thi công vụ; tăng sự hài lòng của tổ chức, công dân khi đến thực hiện các giao dịch hành chính; giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); giảm chi phí thực hiện TTHC; không phiền hà, sách nhiễu; không yêu cầu bổ sung hồ sơ quá 1 lần trong quá trình thẩm tra, thẩm định, trình giải quyết công việc và không trễ hẹn trong thực hiện các giao dịch hành chính.

Với tinh thần đó, nhiều vụ việc được đội ngũ CBCC xã Thạch Yên giải quyết trong thời gian ngắn, nhiều giao dịch hồ sơ TTHC có tính chất phức tạp trước đây theo thẩm quyền giải quyết của xã mất từ 3 - 5 ngày, đến nay giảm còn 1 ngày, thậm chí có những hồ sơ TTHC được giải quyết trả kết quả luôn trong ngày.

Để có được những kết quả trên, theo đồng chí Bùi Đức Chung, Chủ tịch UBND xã Thạch Yên là do xã đã tập trung đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào giải quyết các TTHC. Cùng với đó, đội ngũ CBCC xã thường xuyên nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tích cực tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hành xử lý công việc trên môi trường mạng. Đến nay, 34/34 CBCC xã, người hoạt động không chuyên trách đều sử dụng thành thạo tin học văn phòng. 100% CBCC biết tác nghiệp trên mạng LAN, biết khai thác, sử dụng internet để phục vụ công việc chuyên môn. Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng để xử lý công việc, cụ thể như phần mềm quản lý văn bản điều hành, quản lý hồ sơ CBCC; phần mềm "một cửa” điện tử, hộ tịch, báo cáo thống kê tư pháp; phần mềm xử lý vi phạm hành chính, chứng thực, kế toán, thuế, bảo hiểm; email công vụ; phần mềm dữ liệu hộ nghèo, cận nghèo...

Cùng với đó, xã thường xuyên cập nhật, niêm yết công khai TTHC trên trang thông tin điện tử của xã, cập nhật đầy đủ các TTHC tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tra cứu TTHC. Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả xã đã ứng dụng CNTT để cung ứng dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp. Từ năm 2020 đến tháng 10/2023 xã tiếp nhận 10.855 hồ sơ trực tiếp và qua mạng, 100% hồ sơ đủ điều kiện giải quyết. Số hồ sơ đã giải quyết trước hạn, đúng hạn chiếm 98,9%.

Cũng theo đồng chí Bùi Đức Chung, Chủ tịch UBND xã, việc ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC được triển khai thực hiện góp phần rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ TTHC, đem lại sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó góp phần thực hiện cải cách hành chính, hiện đại hóa nền hành chính công ở địa phương.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Tuổi trẻ xã Vầy Nưa phát huy vai trò trong chuyển đổi số

(HBĐT) - Thời gian qua, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã có nhiều đóng góp tích cực trong công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số.

Thương hiệu của sản phẩm nông nghiệp phải nằm trên bản đồ chuyển đổi số

Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy thị trường hàng hóa phát triển, hội nhập cùng quốc tế, người nông dân thời đại mới xác định phải trở nên chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn và trình độ hiểu biết. Nâng cao trình độ nông dân không chỉ là chủ trương, định hướng lâu dài của Đảng và Nhà nước, mà còn là nền tảng quan trọng để nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, hướng đến mục tiêu, thương hiệu của mỗi sản phẩm nông nghiệp phải nằm trên bản đồ chuyển đổi số.

Thúc đẩy phổ cập chữ ký số và ra mắt ứng dụng Công dân Hòa Bình

(HBĐT) - Sáng 19/9, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia và các doanh nghiệp nền tảng số tổ chức hội nghị triển khai thúc đẩy phổ cập chữ ký số (CKS) và ra mắt ứng dụng Công dân số Hòa Bình.

Huyện Lạc Sơn triển khai mô hình chuyển đổi số cấp xã 

(HBĐT) - Vừa qua, UBND huyện Lạc Sơn ban hành kế hoạch triển khai thực hiện mô hình chuyển đổi số cấp xã (phiên bản 1.0). Theo đó, tiêu chí mô hình chuyển đổi số cấp xã được xác định mức độ hoàn thành đối với 6 nhóm tiêu chí và 27 tiêu chí thành phần, bao gồm: đào tạo, chuyển đổi nhận thức; hạ tầng số; đảm bảo an toàn thông tin mạng; chính quyền số; kinh tế số; xã hội số. Thời gian thực hiện từ tháng 8/2023 đến hết tháng 12/2025. 

Chuyển động thanh toán điện tử trong kỷ nguyên số

Đến nay, các ngân hàng thương mại đã triển khai rất nhiều sản phẩm, dịch vụ mà 100% thao tác có thể được thực hiện trên kênh số như: thanh toán, gửi tiết kiệm, cho vay,… Việc thực hiện giao dịch trực tuyến đã đáp ứng nhu cầu mọi lúc, mọi nơi của người dân, doanh nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục