Mặc dù là ngôi trường ở xã vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn, thời gian qua, được sự hỗ trợ của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT),


Nhờ được tiếp cận phương pháp học mới, học sinh Trường mầm non Tân Dân, xã Tân Thành (Mai Châu) phát huy tư duy, sáng tạo khi sử dụng ứng dụng "Lập trình ngôn ngữ” trên các nền tảng ứng dụng thông minh.

Trường mầm non Tân Dân, xã Tân Thành (Mai Châu) được hưởng đầy đủ các tiện ích, ứng dụng trong chuyển đổi số (CĐS). Cô giáo Hà Thị Mỹ, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Những năm qua, nhà trường được ngành GD&ĐT và các tổ chức quan tâm hỗ trợ, đầu tư nhiều chương trình ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), CĐS trong hoạt động giáo dục. Nổi bật là được hỗ trợ 25 thiết bị thông minh để triển khai thực hiện ứng dụng giáo dục "Lập trình ngôn ngữ” trên các nền tảng ứng dụng thông minh cho học sinh mẫu giáo. Nhờ được tiếp cận những phương pháp học mới đã phát huy tư duy, sáng tạo của trẻ. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường được tiếp cận, triển khai các hệ thống, ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, chuyên môn. Nhờ vậy, chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành giảng dạy của nhà trường không ngừng được nâng lên.

Cũng thuộc địa bàn khó khăn, Trường TH&THCS Yên Hòa (Đà Bắc) không ngừng nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Một trong những nhiệm vụ nhà trường đã thực hiện tốt, góp phần đắc lực trong công tác quản lý học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học là đẩy mạnh CĐS. Theo đồng chí Trần Tuấn Vang, Hiệu trưởng nhà trường, năm học 2024 - 2025, 100% giáo viên nhà trường có trình độ từ cao đẳng sư phạm chính quy trở lên. Trong đó, hơn 30% có trình độ đại học, năng lực chuyên môn vững vàng. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường đẩy mạnh ứng dụng CNTT, CĐS trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục cũng như thực hiện phương pháp giáo dục và dạy học tiên tiến, với sự hỗ trợ tối ưu của trang thiết bị hiện đại. Việc này đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy từ truyền thống sang tích cực, giúp người dạy và người học phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động, đạt hiệu quả. Từ đó giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức và trí tuệ.

Theo đồng chí Nguyễn Quang Minh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, với xu hướng chung của xã hội, ngành GD&ĐT tỉnh đã và đang đẩy mạnh công tác CĐS một cách toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác quản lý và chất lượng GD&ĐT. Với tinh thần đó, Sở GD&ĐT đã phối hợp các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ ứng dụng CNTT, xây dựng và triển khai Cơ sở dữ liệu (CSDL) giáo dục Hòa Bình và Hệ sinh thái giáo dục thông minh, cập nhật đầy đủ, kết nối liên thông dữ liệu với CSDL giáo dục quốc gia. Đến nay, toàn tỉnh có 98,4% dữ liệu thông tin học sinh, cán bộ, giáo viên trên hệ thống được đồng bộ với CSDL quốc gia về dân cư. Hiện ngành GD&ĐT triển khai hệ thống truyền thông giáo dục eNetViet, số hóa hồ sơ, thư viện số và các phân hệ trong Hệ sinh thái giáo dục thông minh để giảm tải thời gian, công việc của nhà trường, giáo viên. Ngoài ra, triển khai đăng ký tuyển sinh đại học, cao đẳng trên Cổng dịch vụ công, trong năm 2023 và 2024, 100% thí sinh đăng ký tuyển sinh đại học, cao đẳng thực hiện đăng ký trên Cổng dịch vụ công.

Đồng thời, Sở GD&ĐT triển khai thí điểm cấp học bạ số cho học sinh tiểu học. Kết quả, số học bạ của học sinh từ lớp 1 đến lớp 4 trong toàn tỉnh đã ký phát hành là 63.511/63.930, đạt 99,34%. Số còn lại đang tiến hành rà soát, chỉnh sửa để cập nhật, vượt so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và Bộ GD&ĐT giao là hoàn thành việc cấp học bạ số cho 50% học sinh bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 4.

Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về triển khai "Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025”, Sở GD&ĐT đã phối hợp Công ty cổ phần MISA và các ngân hàng thương mại xây dựng nền tảng "Thu học phí và các khoản thu không dùng tiền mặt”. Theo thống kê, tính đến ngày 8/12/2024, tổng thu học phí và các khoản thu không dùng tiền mặt trong các nhà trường trên toàn tỉnh đạt gần 83,7 tỷ đồng. Phối hợp Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin - Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện cấp chữ ký số công vụ cho 520/520 cơ sở giáo dục công lập trong toàn tỉnh; cấp 18.073/19.002 chữ ký số cho cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập, đạt 95,11%. Cùng với đó, 12 cơ sở giáo dục ngoài công lập và 535 cá nhân làm trong các đơn vị ngoài công lập cũng đã được cấp và sử dụng chữ ký số của các doanh nghiệp VNPT, Viettel, đạt 100%.

Cũng theo đồng chí Nguyễn Quang Minh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, hiệu quả từ đẩy mạnh CĐS trong ngành GD&ĐT không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục, mà còn tiết kiệm thời gian trong công tác quản lý, giáo dục, thay đổi phương pháp giảng dạy từ truyền thống sang tích cực, giúp người dạy và người học phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động, mang lại hiệu quả cao.


Mạnh Hùng

Các tin khác


Thúc đẩy chuyển đổi số, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Việc ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) giúp các doanh nghiệp (DN) ở Hòa Bình tối ưu hóa năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Hình thành nông thôn mới thông minh

Chuyển đổi số (CĐS) trong xây dựng nông thôn mới (NTM) để từng bước hình thành NTM thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần đưa Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã triển khai nhiều mô hình, chương trình hoạt động về CĐS ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu CĐS toàn diện.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của khách hàng

Những năm qua, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng (KD&DVKH). Qua đó, từng bước hiện đại hóa lĩnh vực này, tạo sự công khai, minh bạch trong kinh doanh bán điện và giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ điện mọi lúc, mọi nơi.

Áp dụng chữ ký số tác động lớn đến lệnh chuyển tiền

Tại cuộc họp góp ý Dự thảo Nghị định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy diễn ra ngày 11/7, đại diện Câu lạc bộ Pháp chế thuộc Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) cho rằng, việc áp dụng chữ ký số sẽ tác động lớn đến lệnh chuyển tiền của khách hàng.

Thành phố Hòa Bình đẩy mạnh chuyển đổi số

Thời gian qua, hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) trong chính quyền điện tử trên địa bàn TP Hòa Bình đã được thực hiện có nền nếp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công việc. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT giúp thành phố tạo nền tảng vững chắc phát triển chính quyền số, bảo đảm an toàn thông tin mạng, góp phần xây dựng thành phố thông minh, hiện đại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục