HBĐT) - Chợ phiên Lâm Hóa, xã Vũ Lâm, huyện Lạc Sơn họp 3 lần trên tuần vào các ngày thứ 4 thứ 6 và chủ nhật. Vào những ngày này, bà con các xã vùng lân cận lại đổ dồn về đây đi chợ. Ở bên kia dòng sông Bưởi, bà con các xóm Mặc, Nia, xóm Câu xã Tân Mỹ và xóm Vin xã Hương Nhượng cũng tấp nập chuẩn bị đến chợ phiên ngay từ sáng sớm. Tuy nhiên, cách qua sông trên những chiếc bè mảng tạm bợ để đi đến chợ của bà con đồng bào nơi đây thoạt nhìn thôi cũng đủ rùng mình.
Từ nhiều năm nay, người dân xóm Mặc, xã Tân Mỹ chọn cách đi bè mảng qua sông Bưởi để sang chợ Lâm Hóa.
Những người đi bộ, đi xe đạp đi qua cầu sợ xa, nhiều người có xe máy cũng chọn cách đi bè mảng, bất chấp nguy hiểm tính mạng cho mình và người thân.
2 chiếc bè mảng chung nhau một sợi dây thừng để lượt qua sông Bưởi. Trên bè không có bất cứ một loại phao cứu sinh nào, trong khi được biết, sông Bưởi có độ sâu trên 10 m.
Khi 2 chiếc bè đi ngang nhau, nếu không cẩn thận sẽ bị va chạm. Đây cũng là lúc dễ bị lật bè nhất.
Ngay đoạn sông bên dưới xóm Mặc là bến bè của người dân xóm Nia. Ở đây thậm chí còn không có cả dây thừng để kéo mảng.
P.V
(HBĐT) - Kết thúc kỳ nghỉ Tết nguyên đán cũng là thời điểm các địa phương trong tỉnh bước vào vụ xuân – vụ sản xuất có ý nghĩa quan trọng quyết định việc hoàn thành kế hoạch của cả năm. Khi ở nhiều nơi, không khí lễ hội vẫn tưng bừng, bà con nông dân trong tỉnh tạm hoãn chuyện vui chơi, tập trung cho việc đồng áng, cấy cày với khí thế nô nức và quyết tâm để có một vụ xuân thắng lợi…
(HBĐT) - Bàng vuông, phong ba, cha là những loài cây độc đáo, “đặc sản” của Trường Sa. Trong đó bàng vuông được coi là cây “vua” ở đảo. Loài cây quanh năm xanh lá như tinh thần vững chãi, ý chí kiên cường của người lính nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc. Cho dù năm tháng trải qua nắng gió chói chang hay bão mưa quăng quật, hơi biển mặn rát nhưng những loài cây ở đây vẫn cắm rễ sâu vào nền đá san hô. Rồi cứ thế, cây vươn lên sừng sững, ngạo nghễ, khỏe khoắn, hiên ngang giữa biển trời, góp phần che chắn, bảo vệ cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ và người dân nơi đảo xa. Cây và hoa cũng là những "người bạn" tinh thần đối với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nơi đảo xa...
(HBĐT) - Xuân Bính Thân 2016 đã tới với những chùm pháo hoa rực rỡ trên bầu trời. Khoảnh khắc bầu trời rực sáng, dòng sông lấp lánh chính là thời khắc chuyển giao thiêng liêng mà người dân thành phố Hòa Bình lựa chọn để cùng người thân, bạn bè chào năm mới. Cùng hân hoan reo vui theo những chùm pháo hoa và chúc nhau năm mới nhiều niềm vui, phúc lộc, an khang.
(HBĐT) - Những ngày cuối năm Ất Mùi 2015, chúng tôi được tham gia hải trình cùng đoàn công tác Vùng 4 hải quân đem lượng hàng hơn 400 tấn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa đón Tết Bính Thân 2016. Một hải trình đặc biệt, ý nghĩa gửi gắm bao yêu thương, trân trọng của những tấm lòng từ đất liền đến với Trường Sa thân yêu. Đặc biệt những khoảnh khắc Tết ở Trường Sa thật nhẹ nhàng, ấm áp, thiêng liêng!
(HBĐT) - Đụng lợn ăn Tết là một phong tục đẹp của người mường Hòa Bình nói chung và người Mường Thàng (Cao Phong) nói riêng. Ngày ăn đụng lợn là ngày vui vẻ, ấm áp trong sự sẻ chia, đoàn tụ của cả gia đình. Bên cạnh đó, còn là dịp anh em, họ hàng hoặc những người láng giềng, những gia đình bạn bè thân thiết gặp mặt sau một năm vất vả với công việc…
(HBĐT) - Chợ Phú Lương, xã Phú Lương (Lạc Sơn) vốn nhộn nhịp vì là nơi giao lưu buôn bán của bà con trong xã và các xã lân cận. Vào những ngày giáp Tết, phiên chợ càng nhộn nhịp hơn. Không chỉ đi sắm đồ Tết, phiên chợ còn là dịp để những người bạn gặp gỡ, tâm sự về một năm vừa qua. Dưới đây là những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận được trong phiên chợ cuối năm.