Thành phố Hòa Bình đang triển khai việc dỡ bỏ dải phân cách và mở rộng lòng đường tại một số tuyến đường chính như Chi Lăng, Hoàng Văn Thụ. Đây là một trong những giải pháp nhằm cải thiện hạ tầng giao thông đô thị, đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân. Mở rộng các tuyến đường góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc, tạo thuận lợi cho các phương tiện lưu thông, đặc biệt vào giờ cao điểm và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Đường Chi Lăng, thành phố Hòa Bình đã dỡ bỏ dải phân cách, mở rộng lòng đường.
Dải phân cách rộng hơn 1m trên đường Hoàng Văn Thụ, thành phố Hòa Bình cũng được dỡ bỏ, mở rộng lòng đường.
Hệ thống máy móc chuyên dụng và nhân sự được huy động khẩn trương thi công sau khi dỡ bỏ dải phân cách trên đường Chi Lăng để hoàn thành trước Tết Nguyên Đán.
Khi hoàn thành bỏ dải phân cách trên đường Chi Lăng, lòng đường được mở rộng, các phương tiện di chuyển thuận tiện hơn.
Mạnh Cường
Trang phục truyền thống là biểu tượng văn hóa của từng dân tộc, phản ánh phong tục và bản sắc riêng. Mỗi họa tiết, màu sắc trên trang phục là sự kết hợp tinh tế giữa kỹ thuật thủ công, tri thức dân gian và nghệ thuật. Những bộ trang phục của các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông được sử dụng không chỉ trong sinh hoạt hàng ngày mà còn trong các lễ hội, nghi lễ quan trọng của đời người.
Những cây thông xuất hiện ở nhiều nơi, ánh đèn lung linh thắp sáng các tuyến đường, tiếng nhạc ngân vang báo hiệu mùa Noel mới đã "gõ cửa”. Đêm 24/12, thành phố Hòa Bình trời tạnh ráo, khá thuận lợi để người dân ra đường hoà vào không khí Giáng sinh. Tại Nhà thờ Giáo xứ Hòa Bình, trung tâm thương mại tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí mừng Lễ Giáng sinh, thu hút người dân đến tham quan và thưởng thức.
Không khí đón lễ Giáng sinh (Noel) năm 2024 đang ngập tràn từ các thành phố lớn đến những giáo xứ, giáo họ và giáo dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Lễ Giáng sinh giờ đây không chỉ giành cho người Công giáo, mà được nhiều người dân đón chào. Phóng viên Báo Hoà Bình ghi lại một số hình ảnh không khí đón chào lễ Giáng sinh trong và ngoài tỉnh.
Xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc) được công nhận Làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống năm 2017, nay đã thành lập Hợp tác xã Dệt thổ cẩm truyền thống và dịch vụ tổng hợp xã Đông Lai. Những năm qua, việc khôi phục làng nghề dệt thổ cẩm không chỉ góp phần lưu giữ nét văn hoá truyền thống, mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế đem lại thu nhập cho người dân địa phương.
Tham gia Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc là trải nghiệm khó quên, nơi bản sắc độc đáo của đồng bào dân tộc Mường hiện lên sống động qua từng góc không gian, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách. Đặc biệt, hình ảnh những cô gái dân tộc Mường duyên dáng trong bộ váy áo truyền thống là điểm nhấn cuốn hút mọi ánh nhìn.