(HBĐT) - An Bang vốn được mệnh danh là "cô gái đẹp” khó tiếp cận nhất trong số các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Bởi, đảo quanh năm sóng vỗ dữ dội, những thuyền lớn không thể cập bờ, để vào đảo phải dùng xuồng nhỏ "bơi” trên những con sóng cao vài mét. Việc cập bến vào An Bang không dành cho người yếu tim. Chúng tôi may mắn trong chuyến công tác trước thềm xuân Canh Tý 2020 đã được đặt chân lên đảo và ghi lại những hình ảnh về đảo nổi khắc nghiệt nhưng vô cùng xinh đẹp này.  



An Bang là đảo nổi, nằm phía Đông Nam cùa quần đảo Trường Sa.


Toàn cảnh đảo An Bang.
 


Để vào đảo An Bang phải di chuyển bằng xuồng, đặc biệt phải có sự hỗ trợ của cán bộ, chiến sỹ trên đảo.
 

Vào những ngày biển động, đoàn công tác của Vùng 4 Hải quân phải neo 2 - 3 ngày ngoài biển mới vào được đảo An Bang.
 


Trên đảo An Bang có ngọn hải đăng.


An Bang có bãi cát vàng mịn màng, đẹp say lòng người.
 

Giữa trùng khơi khắc nghiệt, An Bang được phủ sắc xanh của những tán bàng, bàng vuông.
 

Sóng dữ vỗ quanh năm đã mài giũa bãi san hô tạo thành những hình thù độc đáo.


Dữ dội sóng An Bang.
 

Cán bộ, chiến sỹ đảo An Bang đón đoàn công tác của Vùng 4 Hải quân ra chúc Tết, thay thu quân trước thềm xuân Canh Tý 2020.
 

Cán bộ, chiến sỹ đảo An Bang chào tạm biệt đoàn công tác.

 Viết Đào

Các tin khác


Người lưu giữ giá trị văn hóa Mường

(HBĐT) - Bảo tàng di sản văn hóa Mường nằm tại tổ 6, phường Thái Bình (TP Hòa Bình). Nghệ nhân Ưu tú Bùi Thanh Bình làm Giám đốc bảo tàng. Là bảo tàng gia đình, ông đã thu thập được 6 ngôi nhà sàn, sưu tầm hơn 6.000 hiện vật khá độc đáo về đời sống quan xứ Mường và đồng bào Mường. Ông truyền dạy chiêng Mường, âm nhạc dân gian Mường cho người Hòa Bình, Hà Nội, Phú Thọ... Bảo tàng đã góp phần lưu giữ giá trị di sản văn hóa Mường.

Khởi sắc bức tranh FDI

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 37 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký 608 triệu USD. Các doanh nghiệp FDI phần lớn đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản… đầu tư tập trung tại khu công nghiệp Lương Sơn, Bờ trái sông Đà và chủ yếu hoạt động trên các lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử, may mặc. Những năm qua, doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển nguồn nhân lực, đồng thời giải quyết việc làm cho gần 17.000 lao động, chủ yếu là người địa phương với thu nhập bình quân đạt khoảng 7,5 triệu đồng/người/tháng.

Một số nghi lễ độc đáo, nhân văn trong các lễ hội ở Hòa Bình

(HBĐT) - Thường diễn ra vào dịp đầu năm, các lễ hội trên địa bàn tỉnh mang sắc màu riêng với nhiều nghi lễ, nghi thức nhân văn, độc đáo. Đây cũng là một phần quan trọng không thể thiếu ở các lễ hội, để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp trong lòng Nhân dân và du khách.  

Mưu sinh đêm Hoà Bình

(HBĐT) - Thành phố Hoà Bình về đêm nổi bật với vẻ thơ mộng, bình yên như cái tên. Ẩn sau dáng vẻ thơ mộng, bình yên của thành phố khi đêm xuống là những người lao động tất bật với công việc mưu sinh để mong có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Rực rỡ sắc màu mùa cây sang trổ quả

(HBĐT) - Cùng với sắc màu rực rỡ của các loài hoa mùa hè, trên đường phố của thành phố Hòa Bình những ngày này sắc màu đa dạng, hấp dẫn của những chùm quả sang sai trĩu tạo ấn tượng đặc biệt với nhiều ánh nhìn của người dân thành phố và du khách đến với Hòa Bình.

Sắc màu thổ cẩm bản Lác

(HBĐT) - Bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) có hơn 200 hộ sống bằng nghề dệt thổ cẩm, làm du lịch và trồng lúa. Con người bản Lác chân tình, mộc mạc, hiếu khách. Những mảnh vải thổ cẩm được bàn tay khéo léo của người Thái làm thành khăn, ví, áo, túi... với đủ sắc màu cung cấp cho du khách trong, ngoài nước... Nghề dệt thổ cẩm truyền thống được gìn giữ, phát huy; sản phẩm thổ cẩm trở thành hàng hóa góp phần giúp người dân phát triển kinh tế khá ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục