(HBĐT) - Đối với nhiều gia đình người Mường ở Hòa Bình, bánh ống là thứ không thể thiếu trong dịp Tết. Gói bánh ống, trông nồi luộc bánh và vớt bánh - những hình ảnh đó đã thấm sâu vào miền ký ức của bao thế hệ và trở nên thân thương mỗi dịp Tết. Chiếc bánh còn thể hiện trời đất giao hòa, ước mơ đón năm mới an vui, hạnh phúc. Đây nét văn hóa, phong tục đẹp, vừa là tín ngưỡng tâm linh và là tinh hoa ẩm thực của đồng bào.


Chuẩn bị gạo nếp, lá dong, lạt giang và thịt lợn để làm nguyên liệu gói bánh. Gạo nếp đem ngâm, đãi, để ráo và xóc muối. Lá dong được rửa sạch, lau khô và tước phần cứng ở sống lưng lá. Lạt giang chẻ mảnh và ngâm nước cho mềm.


Thịt lợn chọn loại thịt ba chỉ, cắt thành khổ dọc ướp mắm, muối, hạt tiêu để làm nhân.


Công đoạn gói bánh ống.


Bánh ống khi được gói, quấn lạt xong.


Bánh được luộc khoảng 10 giờ, khi chín vớt ra rửa vỏ bánh qua nước sạch.


Bánh ống được cắt lát, người Mường thường dùng chính lạt buộc bánh để cắt, không bị dính như cắt bằng dao.



Cẩm Lệ

Các tin khác


Hành trình bưởi Diễn xuất khẩu sang châu Âu

(HBĐT) - Từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước, khi có sự di dân từ Hà Nội về huyện Yên Thủy, cây giống bưởi Diễn đã được người dân mang theo về đây gây trồng. Từ những gốc bưởi ban đầu, diện tích bưởi Diễn ngày càng phát triển. Tới nay, tổng diện tích trồng bưởi Diễn của tỉnh khoảng 2.300 ha, chiếm 45% diện tích bưởi và 22% tổng diện tích cây ăn quả có múi của cả tỉnh, trong đó riêng huyện Yên Thủy đạt trên 800 ha. Vượt qua phân tích, đánh giá kỹ lưỡng 821 chỉ số dư lượng hoạt chất bảo vệ thực vật, năm qua, gần 10.000 quả bưởi Diễn Yên Thủy đã được xuất khẩu sang Anh quốc, mở ra cơ hội phát triển cho nông sản địa phương.

Du lịch cộng đồng Đà Bắc - Trải nghiệm khó quên

(HBĐT) - Du lịch cộng đồng Đà Bắc được nhiều du khách trong nước, quốc tế yêu thích, lựa chọn là điểm đến trên hành trình khám phá vùng đất, văn hoá, con người. Với thiên nhiên hoang sơ, bản sắc văn hoá độc đáo, các điểm du lịch cộng đồng dân tộc Mường, Dao nơi đây níu chân du khách bởi tình người mộc mạc và những trải nghiệm khó quên.

Hoa sưa nở trắng trời tháng ba

(HBĐT) - Cứ vào đầu tháng ba, hoa sưa - loài hoa biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, thật đẹp và lãng mạn lại nở trắng trời, mang lại cảm giác nhớ nhung, nhẹ nhàng. Dưới đây là những hình ảnh hoa sưa tháng ba ở khu chuyên gia Liên Xô ( cũ), phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình.

Rộn ràng ngày hội xuống đồng

(HBĐT) - Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn văn minh của người Việt cổ. Xuống đồng đầu năm cầu cho mưa thuận, gió hòa mùa màng tốt tươi, vạn vật được sinh sôi nảy nở. Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình năm 2023 được tổ chức tại xã Phong Phú (Tân Lạc) với quy mô cấp tỉnh. Sau khi thầy mo thay mặt dân Mường làm lễ khấn ca ngợi công lao của các vị thần hoàng, cầu một năm mới mùa màng tươi tốt, bội thu tại miếu thờ là phần rước kiệu Thánh từ đền thờ ra nơi tổ chức hội, sau đó rước Thánh qua khu vực đồng ruộng để "phát lệnh xuống đồng” cày cấy…

Sắc hoa ban dịu dàng ở thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Hoa ban là loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Từ tháng 2 - 3 là thời điểm hoa ban đẹp nhất. Những chùm hoatrắng xòe cánh tinh khôi hay hồng tím nhẹ nhàng khoe sắc,đem lại cảm giác yêu thương, thanh tao làm đắm say lòng người. Một vài hình ảnh hoa ban trên đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục