(HBĐT) - Trung úy Hà Thị Thủy, cán bộ Đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện Mai Châu là cán bộ nữ tận tâm, tận lực với công việc. Không phải gốc dân tộc Mông, nhưng do sinh sống, gần gũi, chia sẻ với những khó khăn của đồng bào nên Trung úy Thủy được người Mông trên địa bàn coi như người con của bản. Học tập sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, phát huy truyền thống gia đình, đặc biệt chồng chị đã hy sinh trong cuộc chiến chống tội phạm về ma túy nên Trung úy Hà Thị Thủy luôn tâm niệm sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những ước mơ còn dang dở của chồng, đó là hết mình vì Nhân dân phục vụ, giữ bình yên cho bản làng...
Giữa thời điểm đại dịch Covid-19, Trung úy Hà Thị Thủy vẫn tận tình hướng dẫn người dân làm thủ tục cấp căn cước công dân.
Trung úy Hà Thị Thủy cùng đồng đội trên đường đi làm nhiệm vụ.
Trung úy Hà Thị Thủy và đồng nghiệp đến tận nhà làm căn cước công dân cho bà con.( đăng)
Trung úy Hà Thị Thủy (thứ hai từ trái sang) phối hợp cùng lực lượng Công an xã Hang Kia tuyên truyền Nhân dân thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phát triển kinh tế.
Nhóm ảnh của Ngô Thủy
(Công an tỉnh)
(HBĐT) - Nằm ở độ cao trung bình 560 m, có nhiều ngọn núi cao trên 1.000 m so với mực nước biển, huyện Đà Bắc có địa hình núi, đồi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp, độ chia cắt lớn, độ dốc bình quân 350. Vào mùa mưa, ở huyện thường xảy ra những đợt lũ quét phá hoại đường sá, hoa màu và diện tích ruộng lúa nước. Đợt mưa lũ lịch sử năm 2017 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân, đặc biệt tại các xã: Suối Nánh, Đồng Nghê (nay là xã Nánh Nghê), Mường Chiềng, Đồng Chum, Trung Thành, Vầy Nưa… Tổng thiệt hại gần 500 tỷ đồng. Song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể, sự chủ động của người dân, đến nay cơ bản người dân đã có cuộc sống ổn định, yên tâm lao động, sản xuất.
(HBĐT) - Từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước, khi có sự di dân từ Hà Nội về huyện Yên Thủy, cây giống bưởi Diễn đã được người dân mang theo về đây gây trồng. Từ những gốc bưởi ban đầu, diện tích bưởi Diễn ngày càng phát triển. Tới nay, tổng diện tích trồng bưởi Diễn của tỉnh khoảng 2.300 ha, chiếm 45% diện tích bưởi và 22% tổng diện tích cây ăn quả có múi của cả tỉnh, trong đó riêng huyện Yên Thủy đạt trên 800 ha. Vượt qua phân tích, đánh giá kỹ lưỡng 821 chỉ số dư lượng hoạt chất bảo vệ thực vật, năm qua, gần 10.000 quả bưởi Diễn Yên Thủy đã được xuất khẩu sang Anh quốc, mở ra cơ hội phát triển cho nông sản địa phương.
(HBĐT) - Du lịch cộng đồng Đà Bắc được nhiều du khách trong nước, quốc tế yêu thích, lựa chọn là điểm đến trên hành trình khám phá vùng đất, văn hoá, con người. Với thiên nhiên hoang sơ, bản sắc văn hoá độc đáo, các điểm du lịch cộng đồng dân tộc Mường, Dao nơi đây níu chân du khách bởi tình người mộc mạc và những trải nghiệm khó quên.
(HBĐT) - Cứ vào đầu tháng ba, hoa sưa - loài hoa biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, thật đẹp và lãng mạn lại nở trắng trời, mang lại cảm giác nhớ nhung, nhẹ nhàng. Dưới đây là những hình ảnh hoa sưa tháng ba ở khu chuyên gia Liên Xô ( cũ), phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn văn minh của người Việt cổ. Xuống đồng đầu năm cầu cho mưa thuận, gió hòa mùa màng tốt tươi, vạn vật được sinh sôi nảy nở. Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình năm 2023 được tổ chức tại xã Phong Phú (Tân Lạc) với quy mô cấp tỉnh. Sau khi thầy mo thay mặt dân Mường làm lễ khấn ca ngợi công lao của các vị thần hoàng, cầu một năm mới mùa màng tươi tốt, bội thu tại miếu thờ là phần rước kiệu Thánh từ đền thờ ra nơi tổ chức hội, sau đó rước Thánh qua khu vực đồng ruộng để "phát lệnh xuống đồng” cày cấy…