Trình tấu chiêng Mường tại đêm khai mạc tuần lễ.
Hoạt cảnh tại Đêm hội rượu cần.
Các thiếu nữ trình diễn trang phục truyền thống của 6 dân tộc chính ở Hòa Bình trong đêm trình diễn trang phục dân tộc.
Người dân tham quan gian trưng bày các loại cá đặc sản hồ Hòa Bình tại lễ hội. Ảnh tại gian hàng của Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng.
Dòng sông Đà lung linh trong đêm hội hoa đăng.
Nhiều thí sinh thể hiện tài năng tại Cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch.
Các cần thủ tham gia Giải thi câu cá thể thao trên vùng hồ Hòa Bình.
Không gian hoành tráng, rực rỡ sắc màu tại Quảng trường Hòa Bình - nơi diễn ra sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024.
Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11 tại thành phố Hoà Bình. Lễ khai mạc diễn ra tối 15/11 tại Quảng trường Hoà Bình với điểm nhấn là Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành, huyện Lạc Sơn. Tuần Văn hoá - du lịch diễn ra với chuỗi hoạt động đặc sắc, hấp dẫn: Lễ cầu ngư và thả hoa đăng trên sông Đà; Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh; Đêm hội rượu cần... Công tác chuẩn bị đang được gấp rút hoàn thành, tạo không khí hứng khởi, vui tươi chào đón ngày hội lớn.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các chương trình, dự án nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả. Qua đó, từng bước ổn định đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Những thửa ruộng bậc thang ở xã Miền Đồi (Lạc Sơn) được ví như những "bậc thang bắc lên trời xanh". Những bậc thang ấy đang rực rỡ bởi sắc vàng trù phú của sự ấm no và thơ mộng…
Cách đây hơn 3 năm, Hợp tác xã Kỹ thương đồn điền Chi Nê ở thôn Sông Bôi, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã đưa nghề trồng dâu, nuôi tằm về với địa phương. Khí hậu mát mẻ, diện tích đất bãi bồi ven sông Bôi trải dài là điều kiện lý tưởng để phát triển cây trồng mới. Với diện tích vùng dâu tằm hiện có khoảng 22 ha, hàng trăm con em lao động thuộc 2 huyện Lạc Thủy, Kim Bôi được tạo việc làm, cải thiện thu nhập. Mô hình đang tập trung mở rộng vùng nguyên liệu, hướng tới chế biến ươm tơ, dệt lụa tại chỗ để phục vụ phát triển du lịch và xuất khẩu.