(HBĐT) - Trong thời gian qua, tại một số tỉnh có tình trạng trẻ em là con của phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trở về sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Trong đó có nhiều em đã đăng ký quốc tịch nước ngoài nên gặp khó khăn trong việc thực hiện các quyền đi học, khám bệnh, chữa bệnh... như đối với trẻ em là công dân Việt Nam. Trước thực trạng trên, Bộ LĐ -TB&XH đã có Công văn số 1540 ngày 9/5/2016 về việc yêu cầu các địa phương báo cáo tình hình trẻ em là con của phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trở về.

 

Đồng chí Phạm Thị Thanh Hiến, Trưởng phòng Bảo vệ chăm sóc Trẻ em và Bình đẳng giới (Sở LĐ -TB&XH) cho biết: Thực hiện chủ trương trên, Sở    LĐ -TB&XH đã đề nghị các sở, ngành liên quan như Sở Y tế, Sở GD &ĐT, Sở Tư pháp, Công an tỉnh phối hợp cung cấp số liệu và tình hình trẻ em là con của phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trở về sinh sống tại địa phương và những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị. Theo số liệu thống kê, rà soát, hiện nay có 36 trường hợp trẻ em là con phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đăng ký thường trú trên địa bàn tỉnh. Trong đó, số trẻ em khai sinh ở nước ngoài nhưng chưa nhập quốc tịch Việt Nam 5 trẻ, 31 trẻ đã đăng ký khai sinh tại Việt Nam và không có trẻ em nào chưa được đi học đúng độ tuổi.

 

Trao đổi với chúng tôi về tình hình trẻ em là người địa phương kết hôn với người nước ngoài, chị Vũ Thị Hoa, cán bộ LĐ -TB&XH xã Phú Thành (Lạc Thủy) cho biết: Trên địa bàn xã có em Bùi Cao Huệ Minh, sinh năm 2014, địa chỉ thường trú tại thôn Đồng Danh có mẹ là người địa phương kết hôn với người Trung Quốc. Cháu Minh có quốc tịch Việt Nam nhưng hiện tại, cả gia đình đang cư trú tại Lào. Để có thể nắm được thông tin của cháu Minh, chúng tôi phải phối hợp với lực lượng công an, tư pháp và các ban, ngành, đoàn thể của xã. Điều này gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em đối với cháu Minh như đối với trẻ em khác trên địa bàn...

 

Theo đồng chí Phạm Thị Thanh Hiến, qua quá trình kiểm soát, thống kê nhận thấy cũng có một số trường hợp trẻ em do bố mẹ đi làm ăn xa đã gửi lại cho ông, bà ngoại bảo lãnh để đăng ký lưu trú tại địa phương. Một số khác có đăng ký lưu trú tại địa phương nhưng được đưa ra các tỉnh, thành phố khác   để học tập và sinh sống. Vì vậy vẫn còn khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý, theo dõi các trường hợp trên. Từ thực tế trên, Sở LĐ -TB&XH đã đề xuất một số giải pháp nhằm phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện tốt hơn công tác quản lý phụ nữ, chăm sóc, bảo vệ trẻ em, đó là: Tổ chức lồng ghép công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm... cho các nhóm nữ thanh niên trong độ tuổi kết hôn, phụ nữ là nạn nhân bị buôn bán, phụ nữ do thất bại hôn nhân phải trở về địa phương sinh sống, có hoàn cảnh khó khăn nhằm giúp họ ổn định cuộc sống, tránh sự lôi kéo môi giới kết hôn. Hỗ trợ kinh phí, mở rộng hệ thống cộng tác viên tới các thôn, xóm nhằm tăng cường hệ thống quản lý trẻ em. Tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, người dân về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; vấn đề bình đẳng giới và hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài, trong đó có vấn đề về quốc tịch. Mở các điểm tư vấn về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình và thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam, đăng ký khai sinh, hộ tịch cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài và được bố, mẹ đưa về địa phương sinh sống tại các xã, phường, thị trấn. Cùng với đó, lập danh sách những hộ gia đình có con của người phụ nữ Việt Nam lấy chồng là người nước ngoài và những phụ nữ ly hôn trở về địa phương sinh sống để theo dõi, quản lý; phát hiện, can thiệp giúp đỡ kịp thời trong công tác giáo dục và khám - chữa bệnh...

 

 

                                                                                             H.L

 

Các tin khác


Hội thi Chỉ huy trưởng, chính trị viên Ban CHQS huyện, thành phố năm 2024

Trong 2 ngày (13 - 15/5), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Hội thi "Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thành phố” năm 2024.

Tổng kết thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ

Sáng 15/5, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ (BCĐ 515) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác đảm bảo đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (TKQTHCLS). Thượng tướng Võ Minh Lương, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng BCĐ 515 Quốc gia chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ 515 tỉnh.

Dự kiến 3 mức điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024

Sẽ có 3 mức điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024 cho 3 nhóm đối tượng khi cải cách tiền lương.

Tuyên truyền, tư vấn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại chợ khu vực Mường Chiềng

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hòa Bình vừa phối hợp Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh) và Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đà Bắc, UBND xã Mường Chiềng, Chi hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng huyện tổ chức tư vấn, tuyên truyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại chợ khu vực Mường Chiềng.

Chấm dứt bạo lực,vun đắp yêu thương

Đó là chủ đề của Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) năm 2024. Ngày nay, khi mỗi người chung tay xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) vẫn tồn tại và diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức. Do đó, các cấp, ngành đã và đang triển khai các giải pháp đấu tranh để hạn chế, từng bước xóa bỏ BLGĐ trong đời sống xã hội.

Xây dựng môi trường, điều kiện làm việc an toàn cho người lao động

Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trong năm 2023 tăng gấp 2 lần so với năm 2022, nhất là trong khu vực có quan hệ lao động; nhiều vụ cháy nổ xảy ra, đặc biệt gây thiệt hại về người… là những tồn tại trong công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục