(HBĐT) - Năm 2017, chỉ tiêu giải quyết việc làm được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 3096/QĐ-UBND ngày 7/12/2016 là 16.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 500 người, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị mức dưới 3,3%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội 64%. Để thực hiện được các chỉ tiêu đề ra, tỉnh đã tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.


Đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - an toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Để giải quyết việc làm cho người lao động, từ đầu năm đến nay, các cấp, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung vào các giải pháp chủ yếu như: Tập trung tạo việc làm gắn với phát triển KT-XH của mỗi địa phương. Có thể nói, đây là giải pháp chính, quan trọng để tạo thêm việc làm cho người lao động trên cơ sở thế mạnh của mỗi địa phương. Vì vậy, trên cơ sở kế hoạch phát triển KT-XH, mỗi địa phương phải định hướng cho người lao động học nghề, tìm việc làm, tự tạo việc làm phù hợp. Gắn tạo việc làm với chính sách việc làm công, xây dựng nông thôn mới với phát triển các làng nghề truyền thống và gắn tạo việc làm với chuyển dịch cơ cấu lao động để người lao động có việc làm bền vững, thu nhập ổn định. Bên cạnh đó có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tại các địa phương có thế mạnh về công nghiệp, dịch vụ, du lịch như thành phố Hoà Bình, các huyện: Mai Châu, Yên Thuỷ, Lương Sơn; phấn đấu mỗi năm giảm 2% lao động nông nghiệp để đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 60% như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra.


Xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) phát triển tiểu thủ công nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Bên cạnh đó, tạo việc làm thông qua quỹ quốc gia về việc làm. Đây là nguồn vốn được cho vay với lãi suất thấp cho người nghèo từ Ngân hàng CSXH. Cùng với cho vay vốn, các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, không để tồn đọng vốn, không sử dụng vốn sai mục đích. Phát huy tốt hiệu quả vốn cho vay, trong đó ưu tiên các dự án thu hút nhiều lao động, dự án tạo việc làm theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động.

Các địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện các dự án phát triển thị trường lao động như tổ chức xây dựng kế hoạch và cập nhật thông tin biến động cung - cầu lao động, khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động, trên cơ sở đó chủ động tham mưu, đề xuất với tỉnh các chính sách hợp lý, đúng đối tượng và phù hợp với với kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, hỗ trợ định hướng công tác dạy nghề cho lao động trên địa bàn tỉnh. Từ đó kịp thời đánh giá rút kinh nghiệm việc mở sàn giao dịch việc làm ở các địa phương trên địa bàn tỉnh, nâng cao tần suất mở sàn giao dịch việc làm. Ngoài việc mở thường xuyên tại Trung tâm Dịch vụ việc làm, tập trung mở sàn giao dịch việc làm ở những địa phương có cung lao động lớn và ở các khu công nghiệp có nhiều doanh nghiệp đầu tư, kết nối online với các tỉnh có nhiều khu công nghiệp có khả năng thu hút nhiều lao động, tạo cơ hội cho người lao động tìm việc làm. Cùng với đó là tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, nhất là ở cơ sở về tầm quan trọng của công tác giải quyết việc làm và phát triển nguồn nhân lực, phổ biến tuyên truyền Luật Việc làm…

Đặc biệt, ngày 13/10/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1965/QĐ-UBND ban hành Chương trình giải quyết việc làm tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2020. Trong đó đề ra các mục tiêu, nội dung và các giải pháp cụ thể thực hiện chương trình đến năm 2020. Đây là văn bản chỉ đạo trung hạn của UBND tỉnh tăng cường sự phối hợp của các sở, ban, ngành; huy động các nguồn lực của các chương trình, dự án nhằm thực hiện hiệu quả hơn công tác giải quyết việc làm của tỉnh.

Với sự triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác giải quyết việc làm của tỉnh đã có nhiều khởi sắc. Năm 2017, toàn tỉnh ước giải quyết việc làm mới cho 16.700 lao động, vượt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ở mức 3,2%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 64%. Trong đó có một số doanh nghiệp giải quyết việc làm cho nhiều lao động như: Công ty TNHH may RNS Global (TP Hòa Bình) chuyên may các sản phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước châu âu, từ chỗ giải quyết việc làm cho 400 lao động, đến nay giải quyết việc cho trên 1.000 lao động trên địa bàn. Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động. Công ty Sam Sung, Công ty Canon giải quyết việc làm cho 2.400 lao động của tỉnh. Một số huyện, thành phố thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra như: Huyện Cao Phong, kế hoạch giải quyết việc làm mới cho 950 lao động, ước thực hiện 1.374 lao động; Kim Bôi ước giải quyết việc làm cho 2.200 lao động, đạt 100% kế hoạch đề ra…


Hương Lan

Các tin khác


Đón nhận hài cốt Liệt sĩ về an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Sáng 28/12/2017, Tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Lương Sơn, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN thị trấn Lương Sơn đã tổ chức Lễ truy điệu và án táng hài cốt Liệt sĩ Hoàng Thế Lân.

Tiêu chí y tế theo chuẩn nông thôn mới hiện tại là phù hợp và có ý nghĩa lớn trong đảm bảo an sinh xã hội

(HBĐT) - Cử tri huyện Yên Thủy kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét lại một số tiêu chí chuẩn về y tế trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Vì hiện tại, tỷ lệ người tham gia BHYT còn thấp nhưng chỉ tiêu giao quá cao dẫn đến khó thực hiện.

Xử lý trách nhiệm Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc

Sáng 28-12, tin từ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết, tại kỳ họp UBKT Tỉnh ủy Kiên Giang lần thứ 26 đã xem xét kết luận một số nội dung thuộc thẩm quyền của UBKT Tỉnh ủy. Theo đó, kiểm điểm theo quy trình và có hình thức xử lý phù hợp đối với đồng chí Đinh Khoa Toàn, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc.

Kim Bôi bàn giao nhà Mái ấm nông dân

(HBĐT) - Ngày 27/12, Hội Nông dân huyện Kim Bôi đã tổ chức lễ bàn giao nhà "Mái ấm nông dân”. Đây là ngôi nhà được xây nên nhờ nỗ lực của bản thân hội viên nông dân và sự góp sức của toàn thể hội viên ở các cấp Hội.

Hậu Giang phản hồi về giám đốc sở có quan lộ "thần tốc"

Ngày 27.12, ông Đào Văn Nhãn, Phó trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang, cho biết sau thời gian kiểm tra, tổng hợp lại quy trình đề bạt, bổ nhiệm đối với ông Huỳnh Thanh Phong, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hậu Giang, bước đầu có kết quả: Theo Quyết định số 04, ngày 3.3.2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc ban hành tiêu chuẩn Giám đốc Sở Công thương, thời điểm bổ nhiệm Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hậu Giang (tháng 7.2015), ông Phong đạt 4/5 tiêu chuẩn.

Đồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Đến xã Hoà Sơn (Lương Sơn), không khó để bắt gặp những nhà nông trẻ với các mô hình sản xuất có mức thu nhập bình quân 100- 300 triệu đồng/năm. Bám trụ quê nhà, chí thú làm ăn, họ là những nhân tố mới tiêu biểu trong thực hiện khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục